Cuộc xâm lược tàn bạo của đàn kiến mật

Các trinh sát kiến mật phát hiện một tổ kiến nhỏ hơn. Ngay lập tức, một đội kiến mật tinh nhuệ được cử đến để đánh chiếm cộng đồng yếu ớt hơn.

Cận cảnh cuộc xâm lược của đàn kiến

Tổ kiến nhỏ hơn không có cơ hội kháng cự. Cuộc chiến không cân sức diễn ra trong ánh bình minh. Không phải con kiến nào cũng dễ dàng chấp nhận quy phục. Tuy nhiên, những nỗ lực kháng cự quá yếu ớt so với đội quân xâm lược đông đảo, hùng mạnh hơn.

Không có gì còn sót lại sau trận càn quét dữ dội của lũ kiến mật xâm lược, từ trứng, kiến thợ tới nhộng và các túi đựng đồ tích trữ quanh tổ. Dẫu vậy, các con kiến hậu cần của bên thua – những con kiến chuyên làm nhiệm vụ lưu trữ thức ăn, kể cả mật, trong chiếc bụng sưng phồng của chúng, cho những thành viên khác trong đàn – mới là tài sản cướp được giá trị nhất.

Một số con kiến hậu cần của bên thua bị mổ bụng và rút cạn kiệt “kho lương” ngay tại trận, dưới lòng đất, trong khi số khác bị lôi lên trên mặt đất và kéo về tổ của bên thắng cuộc. Tuy nhiên, việc di chuyển tù binh về tổ cũng là thách thức với các con kiến mật hung bạo, vì địa hình không bằng phẳng.

Đây là cách thiết lập hầu hết giai tầng giữa kiến mật và thuộc địa: Những con kiến chiến thắng rõ ràng chiếm số lượng áp đảo hơn. Đôi khi, những con kiến bị bắt sẽ được trưng dụng để tiếp tục làm nhiệm vụ hậu cần, nuôi dưỡng kẻ chiến thắng. Dẫu vậy, lần này thì không.

Mọi thứ của kiến hậu cần thua cuộc sẽ bị xử lý để dành cho việc lưu trữ dài hạn. Vấn đề đặt ra ở đây là việc tiếp cận mật trong bọng mật. Kiến thợ đã quyết định cắt đứt đầu và phần lưng của kiến hậu cần, để lại một “thùng” mật đã mở sẵn để uống.

Những “thùng” chiến lợi phẩm này nhằm bảo đảm sự no đủ cho tổ kiến lớn với hơn 2.000 cư dân sau mùa đông. Quan trọng hơn, chúng được dâng tiến để nuôi sống nữ hoàng trong tổ.

 

Theo VietNamNet