Wal cũng nói rằng nghiên cứu mới trên các động vật bậc cao, từ các động vật linh trưởng, tới các loài voi và cả giống chuột, cho thấy chúng có những nền tảng sinh học cho các hành vi như sự hợp tác.
Cho tới cách đây 12 năm, quan điểm chung của các nhà khoa học là con người là giống loài có cốt lõi “xấu xa”, nhưng đã phát triển được một lớp áo đạo đức bọc lấy nó, dù lớp áo này rất mỏng.
Quan điểm này xuất hiện từ thế kỷ 19, khi nhà sinh học Thomas Henry Huxley nói rằng đạo đức không có trong tự nhiên mà là thứ do con người tạo ra.
Song nghiên cứu của Wal đã bác bỏ điều này. Ông cũng nói rằng quan điểm sai lầm về tính đạo đức của loài người không nhận được sự ủng hộ từ Charles Darwin, cha đẻ thuyết tiến hóa.
De Waal cho các khán giả xem nhiều đoạn video ghi lại trong phòng thí nghiệm cho thấy một con khỉ đã thể hiện nhiều xúc cảm khác nhau khi không được ăn món ngon giống bạn nó ở gần đó; một con rắn đã bỏ miếng chocolate để giúp con rắn khác thoát khỏi bẫy.
Các nghiên cứu này cho thấy động vật trong tự nhiên cũng có các đặc tính ủng hộ xã hội, hướng theo các tiêu chí như “nhân nhượng, công bằng, đồng cảm và an ủi”. “Đạo đức của con người sẽ không có thể xuất hiện nếu thiếu sự đồng cảm” – Waal nói.
Khi được hỏi liệu việc đưa sự đồng cảm trở thành một đặc tính hình thành tự nhiên có thay đổi sự cạnh tranh mạnh mẽ, trong đó kinh tế và hệ thống chính trị tư bản được gây dựng nên, Waal đã trả lời đầy châm biếm: “Tôi chỉ là một gã quan sát khỉ thôi”.
Nhưng ông cho các phóng viên biết rằng nghiên cứu còn cho thấy các con thú thể hiện sự đồng cảm với những con thú mà chúng thấy quen thuộc “trong nhóm của mình” và khuynh hướng tự nhiên đó là một thách thức trong một thế giới con người đã trở nên toàn cầu hóa.
Ông nói rằng “đạo đức” đã phát triển trong những con người sống tại các cộng đồng nhỏ, đồng thời cho biết thêm: “Đó là một thách thức… đó là sự thử nghiệm cho loài người khi ứng dụng một hệ thống vốn chỉ dành cho những nhóm nội bộ ra toàn thế giới”.