Vào cuối Triều Minh, bộ tộc người Nữ Chân do thủ lĩnh Nỗ Nhĩ Cáp Xích lãnh đạo thống nhất được các bộ tộc và dựng lên chính quyền nhà Hậu Kim, khiến nhà Hậu Kim thế lực ngày càng mạnh, vì thế luôn luôn lấn chiếm bờ cõi nhà Minh làm cho vùng đông bắc biên cương ngày đêm khói lửa, chiến trận liên miên. Một số kẻ sĩ hiểu biết đã khẳng định rằng: nhà Hậu Kim sẽ chính là đại hoạ sát nách nhà Minh.
Năm Vạn Lịch thứ 47 (1619), nhà Minh điều động 8 vạn quân chia làm 4 đường tiến đánh nhà Hậu Kim. Nỗ Nhĩ Cáp Xích dùng kế tập trung binh lực phá tan từng cánh quân Minh và đã đại thắng quân Minh trong trận Lô Nhi Thuỷ.
Năm Thiên Khởi Nguyên niên (1621), nhà Hậu Kim lại cử đại binh chiếm đánh vùng biên cương nhà Minh, công hãm hai thành Thẩm Dương và Liêu Dương là vị trí trọng yếu về quân sự sát vùng Liễu Đông của nhà Minh, chiếm được hơn 70 thành về phía đông (Liêu Hà).
Năm Thiên Khởi thứ hai (1622) Nỗ Nhĩ Cáp Xích dẫn quân vượt qua Liêu Hà, tấn công vị trí quan trọng ngay quan ải của nhà Minh là thành Quảng Minh (phía bắc Liêu Minh ngày nay). Quân trấn giữ thành Quảng Minh đại bại, tướng giữ thành Vương Hoá Chinh bỏ thành, chạy về quan ải.
Nhà Kim lại đánh thắng quân Minh, đặc biệt sự thất bại của nhà Minh ở Quảng Ninh đã làm cho cả vùng biên ải nhà Minh hoảng loạn không yên. Vua Minh Gia tông Chu Do Hiệu bình thường không để ý đến chuyện triều chính nhưng đến lúc này cũng phải triệu tập quần thần để bàn kế sách chặn giặc. Trước thế lực nhà Kim quá mạnh. các quan đều bó tay không có kế sách gì. Cũng có người đưa ra kế thoả hiệp, nhượng bộ nhà Kim, dứt bỏ cả vùng rộng lớn phía ngoài, tập trung lực lượng trấn giữ Sơn Hải quan.
Chính vào lúc các quan đại thần đang bàn luận kế sách chặn giặc và để chống lại thói xấu quen nói suông tán rỗng, không nắm và tìm hiểu tình hình thực tế của quan lại trong triều. quan Phương tư Chủ sự Bộ binh là Viên Sùng Hoán đã lặng lẽ phi ngựa ra quan ải. Ông cần phải tự mình tìm hiểu thực tế ngoài quan ải và tìm hiểu tình hình quân Kim để tìm ra kế sách sát thực, có hiệu quả ngăn chặn sự xâm lược của nhà Kim.
Tượng của danh tướng Viên Sùng Hoán. |
Viên Sùng Hoán ra quan ải rồi thì các quan bộ Binh mới phát hiện vắng ông, liền sai người tới nhà tìm. Nhưng người nhà cũng không biết ông đi đâu, mọi người hết sức kinh ngạc, lo lắng. Sau đó mấy ngày, Viên Sùng Hoán lại xuất hiện ở Kinh thành. Đồng thời rất tự tin, phấn chấn đến gặp nhà vua và tâu: “Nếu như cấp cho thần đầy đủ lương thực, binh mã, một mình thẩn cũng có thể bảo vệ được vùng đất Liêu Đông”.
Giữa lúc nhà Minh thảm bại ở Quảng Ninh, cả triều thần thúc thủ không có kế sách gì được. Vì sao Viên Sùng Hoán lại dám tự trói mình nhẩy vào nước sôi lửa bỏng?
Viên Sùng Hoán (1554 – 1630). Tự là Nguyên Tố, người Đông Vân, Quảng Đông, năm Vạn Lịch thứ 47 (1619) đỗ Tiến sĩ làm quan huyện Vũ Hoà.
Do ảnh hưởng cách sống của các bậc văn sĩ trượng phu thời cuối nhà Minh hay luận bàn việc nhà binh nên ông cũng chuyên tâm đến việc quân sự. Hễ gặp tướng sĩ trở về ông đến hỏi han tình hình chiến sự biên thuỳ. Vì thế ông thông hiểu và nắm chắc chắn tình hình thế sự ngoài biên ải, hơn nữa ông vốn là người khảng khái đảm lược nên nổi tiếng về việc quân cơ.
Tháng Giêng năm Thiên Khởi thứ hai (1622), Viên Sùng Hoán vào kinh triều kiến và được quan Ngự sử hầu tin tưởng giới thiệu nên ông được thăng chức Phương chủ sự ở bộ Binh. Ít lâu sau thì xảy ra việc triều đình đại bại ở Quảng Ninh. Sau khi Viên Sùng Hoán đã khảo sát thăm dò xong tình hình ngoài quan ải, trong lòng đã có kế sách ngăn giặc llên ông chủ động nhận trách nhiệm. Tài năng khí thế khảng khái hiên ngang của Viên Sùng Hoán đã chấn động cả triều đình. Các quan trong triều đều ca ngợi tài năng quân sự của ông. Vì vậy vua Gia Tông đặc cách phong ông phụ trách giám sát việc quân ngoài quan ải để chuẩn bị và đôn đốc chỉ đạo việc quân. Đồng thời cấp cho Viên Sùng Hoán 20 vạn quan tiền để chiêu mộ quân sĩ và bảo vệ thành trì.
Lúc này, vùng đất ngoài Sơn Hải quan đều bị tướng nhà Kim là Cáp Thích Thộn Chư Bộ chiếm gịữ Viên Sùng Hoán đành đóng quân trong quan ải ít lâu sau quan Kinh lược trấn thủ Liêu Đông Vương Tại Tấn thu lại được một số đất ngoài quan ải liền lệnh cho Viên Sùng Hoán trấn giữ phía ngoài quan ải, Giám đốc Chu Thự Liêm đóng quân phía trước dùng phục binh hỗ trợ cho quân cánh trái. Tiếp đó lại điều Viên Sùng Hoán dẫn quân tiến lên đóng quân cách Sơn Hải quan 70 dặm và vỗ về dân chúng đang thất lạc ly tán. Sau khi nhận lệnh, Viên Sùng Hoán đưa quân đi, suốt ngày đêm vượt qua muôn trùng núi non hiểm trở băng qua rừng sâu vực thẳm vắng cả dấu vết hùm beo mà tiến quân. Khi trời vừa rạng sáng. Vương Sùng Hoán đã tới nơi đóng quân, việc này đã làm cho tướng sĩ đang đóng ở đây vô cùng khâm phục tài thao lược của ông.
Trước nơi đóng quân, Viên Sùng Hoán thấy phía nam Quảng Ninh có Thập Tam Sơn đang có hơn 10 vạn nạn dân, do sống giữa vùng núi cao bao bọc xung quanh rất khó xuống núi, nên thường bị quân nhà Hậu Kim đến bắt cóc. Lúc đó, Đại học sĩ Tôn Thừa Tông đi tuần thú biên thuỳ, Viên Sùng Hoán bèn nói với ông ta rằng: “Nên điều 5 ngàn quân phòng thủ Ninh Viễn để tăng cường lực lượng bảo vệ Thập Tam Sơn, mặt khác điều tướng sĩ đến cứu hơn 10 vạn nạn dân ở Thập Tam Sơn. Ninh Viễn cách Thập Tam Sơn hơn 200 dặm nếu xuất binh thuận lợi thì có thể chiếm được Miên Châu, nếu bất lợi vẫn có thể lui về giữ Ninh Viễn. Tiến thoái đều thuận tiện, chúng ta chàng lẽ lại để hơn 10 vạn nạn dân sống chết mà không để ý được sao?”. Đại học sĩ Tôn Thừa Tông sau khi bàn bạc với Tổng đốc Liêu Đông Vương Tướng Khôn đã quyết định cho Vương Tại Tấn dẫn 3 nghìn quân đi cứu nhưng Vương Tại Tấn không chịu chấp hành lệnh để mặc quân Kim cướp phá. Cuối cùng hơn 6000 người liều chết tháo chạy ra ngoài, còn lại toàn bộ gồm 10 vạn dân của Thập Tam Sơn bị quân nhà Kim cướp phá và bắt đi hết.
Ít lâu sau, Tôn Thừa Tông triệu tập các tướng lĩnh bàn việc phòng thủ, Viên Sùng Hoán chủ trương phòng thủ thành Ninh Viễn. Vương Tại Tấn và số người khác phản đối nhưng Tôn Thừa Tông ủng hộ ý kiến của Viên Sùng Hoán. Sau đó Tôn Thừa. Tông phụng m
ệnh thay thế VươngTại Tấn trấn thủ Sơn Hải quan. Tôn Thừa Tông rất tin tưởng và trọng dụng Viên Sùng Hoán khiến cho Viên Sùng Hoán lập được nhiều công trạng. Được sự ủng hộ giúp đỡ của Tôn Thừa Tông, Viên Sùng Hoán đã có được rất nhiều thành công, trong thì vỗ về tướng sĩ, ngoài thì chỉnh đốn phòng bị.
Những vụ án kinh thiên, động địa trong lịch sử Trung Hoa (P.2)
(Khám phá) – Phùng Ân quan Ngự sử bị trách phạt đày đi tới nơi chân trời góc bể sao lại được các quan Hàn lâm viện và dân chúng trong thành ngưỡng mộ như vậy. |
Tháng 9 năm Thiên Khởi thứ 3 (1623) Viên Sùng Hoán nhận lệnh trấn giữ Ninh Viễn ngay từ đầu, Tôn Thừa Tông đã lệnh cho Tổng binh Tổ Đại Thọ tu sửa lại thành Ninh Viễn. Tổ Đại Thọ cho rằng quân nhà Minh không đủ sức giữ được thành này vì vậy không tích cực củng cố thành luỹ, một thời gian rất dài mới làm được một phần 10 công việc, mà bề cao, độ dày của thành cũng không đạt quy cách, không thể dùng để chặn giặc được. Sau khi Viên Sùng Hoán đến Ninh Viễn, lập tức ông huy động dân, binh tại chỗ, tranh thủ thời gian, đào hào đắp luỹ, Viên Sùng Hoán quy định: Tường thành cao 3 trượng 2 tấc, sống tường cao 6 tấc, đế tường rộng 3 trượng, mặt trên tường rộng 2 trượng 4 tấc. Đến năm thứ hai việc sửa sang thành luỹ đúng theo quy cách đã hoàn thành. Từ đó về sau, thành Ninh Viễn trở thành nơi trấn thủ quân sự quan trọng trong tuyến phòng thủ Liêu Đông của nhà Minh. Cũng từ đó thành Ninh Viễn người xe tấp nập đổ về, trở thành vùng đất đô hội của Liêu Đông.
Tháng 9 năm đó, Viên Sùng Hoán cùng các đại tướng Mã Thế Long, Vương Thế Khiếm thống lĩnh hơn một vạn hai nghìn quân thuỷ bộ, kị binh đi tuần thú biên cương, đi khắp các vùng Quảng Ninh, Thập Tam Sơn, Hữu Đồn, Tam Xá Hà (ngã ba sông)… do có công lao tuần sát phía đông, Viên Sùng Hoán được thăng Binh Lược phó sứ rồi Hũu Tham chính.
Khi đi tuần sát, Viên Sùng Hoán đề xuất thu hồi Miên Châu. Hữu Đồn, Tôn Thừa Tông nghĩ rằng tạm thời quân Minh chưa đủ sức lấy lại hết các vùng đất bị mất nên chưa thể chấp thuận kiến nghị này của ông. Đến mùa hạ năm Thiên Khởi thứ 5 (1625), Viên Sùng Hoán lại đưa ra kiến nghị trên một lần nữa, hai người cùng thương nghị rồi cử các đại tướng chia quân đi trấn giữ các thành Miên Châu, Trung Sơn, Sa Sơn, Hữu Đồn và sông Lăng. Đồng thời xây thành đắp luỹ, dựng nhà cho dân giữ kế lâu dài. Việc làm đó khiến tuyến phòng thủ tiền tiêu tiến xa thêm hơn 200 dặm, biến vùng đất phía trước thành Ninh Viễn trở thành “nội địa”.
Từ đó, được Tôn Thừa Tông ủng hộ, Viên Sùng Hoán tranh thủ trong thời gian 3 năm, động viên quân dân Liêu Đông xây dựng nên một tuyến phòng thủ bao quanh Sơn Hải quan gồm các thành Miên Châu, Hữu Đồn, Ninh Viễn… vùng biên cương Đông Bắc của nhà Minh ngày càng được củng cố chắc chắn.
Nhưng, trong lúc Tôn Thừa Tông,Viên Sùng Hoán đang dốc sức sửa sang, tổ chức tuyến phòng thủ Liêu Đông thì trong triều, bọn giám quan kéo bè kéo cánh, dị nghị xúc xiểm ám hại người hiền, đứng đầu là Nguỵ Trung Hiền. Tháng 10 năm Thiên Khởi thứ 5 (1625) đã bãi miễn Tôn Thừa Tông đưa tên bất tài vô dụng Cao Đệ ra thay. Sau khi Cao Đệ tới Liêu Đông, cho rằng khu vực ngoài Sơn Hải, quân Minh không thể giữ được nên hạ lệnh rút hết tướng sĩ, vũ khí đang chấn giữ các thành Miên Châu, Hữu Đồn… chuyển về trấn thủ quan ải. Tôn Thừa Tông, Viên Sùng Hoán phải tốn bao công sức mới xây dựng xong phòng tuyến ngoài quan ải này giờ đang đứng trước mối hoạ tan thành mây khói, việc này dẫn đến sự bất mãn của các tướng sĩ Liêu Đông, Miên Châu, Hữu Đồn, Đại Lăng đều là tiền đồn trọng yếu để phòng thủ Sơn Hải quan. Nếu rút quân về phía sau thì trăm họ phải ly tán, bất an và không nơi nương tựa, như thế khác gì vừa xây xong lại đạp đổ ngay. Viên Sùng Hoán không cam chịu nhìn phòng tuyến tan vỡ đã đồng ý với ý kiến của Kim Khởi Tôn, kiên quyết phản đối lệnh rút quân của Cao Đệ đồng thời khuyên rằng: “Căn cứ vào binh pháp, cự địch ngoài biên cương, chỉ tiến không lùi, nay đã thu lại được đất đai, lẽ nào lại tuỳ ý vứt bỏ? Nếu như Miên Châu, Hữu Đồn lung lay, Ninh Viễn, Tiền Đồn bất ổn thì việe tử thủ nơi quan ải e rằng cũng khó giữ được. Song Cao Đệ nhất quyết không nghe can gián mà còn muốn rút hết quân phòng thủ cả Ninh Viễn lui về Sơn Hải quan. Việc này khiến Viên Sùng Hoán không thể chịu nổi đành cự tuyệt với Cao Đệ. Viên Sùng Hoán khẳng khái, hiên ngang nói: “Ta là tướng trấn giữ Ninh Viễn Tiền Đồn, lúc này là tướng thì phải chết tại đây, quyết không lùi bước!” Như vậy Viên Sùng Hoán đã thể hiện quyết tâm dù chết cũng không thi hành lệnh rút. Cao Đệ cũng đành chịu không làm gì được. Chỉ còn mang số quân trấn giữ phía bắc Miên Châu của Ninh Viễn rút về Quan ải. Do hành động vội vàng đã vứt bỏ nhiều vật tư quân sự quan trọng, như bỏ lại hơn 10 vạn thạch lương. Tướng sĩ giữ thành, gia quyến, già trẻ, lớn bé trăm họ cùng tháo chạy về Quan ải, tiếng kêu khóc dậy đất làm bại hoại thanh thế của quân Minh.
Lúc này, ngoài Sơn Hải quan chỉ còn Viên Sùng Hoán thống lĩnh một vạn tướng sĩ kiên trì trấn giữ thành trì. Thế cô lực kiệt, Viên Sùng Hoán không thể làm gì được, ông dâng sớ xin về quê chịu tang. Nhưng nhà Vua không cho, đã phê tấu: “Việc quân ngoài biên ải đang gấp, là lúc thần tử không kể đến sống chết. Trọng điểm quân sự như Ninh Viễn, Tiền Đồn phải giữ bằng được. Vì vậy không cho Viên Sùng Hoán về chịu tang, lệnh cho ông cứ giữ như cũ. Xem chiếu phê của nhà vua, Viên Sùng Hoán nghĩ rằng lấy quốc nạn làm trọng, thần tử sao có thể lùi bước, từ nan? Biết trên núi có hổ dữ mà vẫn phải xông lên. Viên Sùng Hoán có nghị lực, kiên nhẫn phi thường, có dũng khí khắc phục gian khổ khó khăn, ông dâng sớ tỏ rõ: ” Vi thần nhất định huấn luyện tốt binh mã, thu hồi lại những đất đã mất, vì triều đình mà giữ vững biên cương”.
Thế là Viên Sùng Hoán lại phấn chấn tinh thần, bố trí binh mã, làm tốt việc chuẩn bị chặn đánh quân nhà Hậu Kim xâm lược.
Tháng giêng năm Thiên Khởi thứ 6 (1626) thủ lĩnh nhà Hậu Kim Nỗ Nhĩ Cáp Xích thấy quân Minh đã thay đổi chiến lược phòng tuyến Liêu Đông, bèn thừa cơ tiến công đánh lớn. Lúc đó Cao Đệ đã rút hết quân ở Miên Châu và các nơi khác, Nỗ Nhĩ Cáp Xích thống lĩnh 13 vạn đại quân thừa cơ tiến thẳng đến thành Ninh Viễn. Một trận đánh lớn sắp bắt đầu. Đối mặt với tình thế nguy hiểm trước áp lực của đại quân nhà Kim, Viên Sùng Hoán không hề hoang mang, ông cùng Đại tướng Mãn Quế, Phó tướng Tả Bộc Chu Mai, Tham tướng Tổ Đại Thọ, Thủ bị Hà Khả Cương hội cùng các tướng sĩ thề quyết tử giữ thành quyết không lùi nửa bước. Để khích lệ ý chí chiến đấu của tướng sĩ, ông lấy máu ngón tay để viết lời thề, khiến cho tướng sĩ ai cũng phấn khích quyết tâm cùng ông thề tử chiến giữ thành. Không lâu sau, quân Kim phát động công thành, Viên Sùng Hoán không quản mưa tên đứng lên thành lầu chỉ huy tướng sĩ, lấy cung tên, gạch đá chống lại quân địch. Quân Hậu Kim thương vong rất lớn, nhưng vẫn không ngừng tấn công, chúng dùng mộc che đầu leo lên thành, đào đường hào xuyên vào trong thành khiến cho cung tên, gạch đá khó có thể ngăn cản.
Những vụ án kinh thiên, động địa trong lịch sử Trung Quốc (P.1)
(Khám phá) – Nhưng thật là: Trời mưa nắng bất thường, người ta cũng phúc hoạ khôn lường. |
Viên Sùng Hoán quan sát từ trên cao, phát hiện thấy nguy hiểm bèn điều đại pháo tới và bắn vào bọn địch đang công thành. Uy lực của đại pháo quá lớn, pháo bắn tới đâu, khói lửa ngút trời, máu thịt bọn giặc trộn đất đá bay tứ tung. Xác chết ngổn ngang. Nỗ Nhĩ Cáp Xích thấy quân Minh cố thủ chặt chẽ, trận địa kiên cố, tướng sĩ dưới trướng lại thương vong quá nhiều nên nhất thời không thể hạ được thành, đành thổi kèn thu quân. Sáng sớm ngày thứ hai Nỗ Nhĩ Cáp Xích lại đốc quân đánh thành. Viên Sùng Hoán lên ngồi trên lầu thành chỉ huy tướng sĩ bắn vào quân giặc, lần đánh thành này có 4 tướng của nhà Kim bị pháo bắn tan xác.
Chủ soái Nỗ Nhĩ Cáp Xích cũng bị trọng thương nên việc đánh thành phai dừng lại. Viên Sùng Hoán thấy quân Kim không còn ý chí chiến đấu bèn dẫn tướng sĩ xông ra khỏi thành giết giặc và truy kích ra ngoài 30 dặm và giành được thắng lợi bảo vệ được thành Ninh Viễn. Trận đại chiến ở Ninh Viễn, quân Minh lấy ít địch nhiều, dùng hơn một vạn quân, chống lại 13 vạn tinh binh của nhà Kim và đã giành thắng lợi huy hoàng, diệt hơn một vạn quân Kim. Đây là chiến thắng lớn đầu tiên từ khi quân nhà Minh đánh nhau với quân nhà Kim.
Trong khi Viên Sùng Hoán chỉ huy tướng sĩ chiến đấu ngoan cường với đại quân nhà Kim thì Kinh lược Liêu Đông Cao Đệ như rùa rụt cổ tại Sơn Hải quan, không hề cho quân đi chi viện. Cao Đệ và đồng bọn đều cho rằng Ninh Viễn thất thủ là điều chắc chắn và Viên Sùng Hoán tất chết dưới thành. Vì vậy khi Viên Sùng Hoán báo tin thắng trận thì bọn chúng không thể không bất ngờ. Trận đánh này khiến Nỗ Nhĩ Cáp Xích mất mặt. Hắn đau khổ nói: “Ta đã cầm quân từ năm 25 tuổi đi đánh trận đến nay, đánh đâu thắng đấy, trăm đánh trăm thắng, chưa bao giờ nghĩ đến bị mất hơn vạn quân mà thành Ninh Viễn lại không hạ nổi”. Nỗ Nhĩ Cáp Xích phát bệnh ung độc rồi chết. Chiến tranh giữa nhà Minh và nhà Hậu Kim tạm thời chấm dứt.
Tháng 3 năm đó, Viên Sùng Hoán được thăng chức Tuần phủ Liêu Đông. Đến mùa đông, Viên Sùng Hoán lại thu hồi dần các thành trì mà Cao Đệ đã vứt bỏ trước đây như Miên Châu và điều quân trấn giữ. Sau khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích chết Viên Sùng Hoán nghe ngóng tình hình nhà Kim, muốn tranh thủ hoà hoãn giữ quan hệ với nhà Kim để tranh thủ thời gian sửa chửa xây dựng công sự phòng ngự bèn phái sứ thần tới viếng tang. Năm thứ hai, sau khi Hoàng Thái Cực nối ngôi, nhà Kim dẫn quân đi đánh Triều Tiên, Viên Sùng Hoán phái sứ thần đến nghị hoà với nhà Kim.
Trong triều, các quan bàn tán xôn xao: Vì sao Viên Sùng Hoán lại quan hệ tốt với nhà Kim? Vì vậy Viên Sùng Hoán dâng sớ thuật lại mục đích của mình. Ông nói: “Ngoài quan ải đất hẹp người đông nên phải xây dựng sửa sang lại 3 thành Miên Châu, Trung Tả và Đại Lăng để phòng tuyến kéo dài ngoài quan ải đến 400 dặm. Nếu như thành chưa được tu sửa xong mà quân nhà Kim đã đánh thì tất phải thua. Ta đã ở vào thế đánh thì thắng thủ thì bại. Vì thế nhân nhà Kim đánh nhau với Triều Tiên, chúng ta lấy kế hoà để tiến, hoãn binh củng cố thành trì. Khi nhà Kim đến thì chúng ta đã tu sửa tốt thành trì vùng biên để vững chắc thì nhà Kim làm gì được”.
Minh Gia tông đồng ý với cách lý giải của Viên Sùng Hoán, việc xì xào của triều thần cũng tạm thời lắng xuống, nhưng những nghi ngờ trong lòng họ vẫn chưa dứt hẳn. Mấy năm sau, việc nghị hoà của Viên Sùng Hoán bị khoác lên tội danh tư thông với giặc và phải trả giá bằng máu.
Không lâu sau, Hoàng Thái Cực chinh phục được Triều Tiên. Tháng 5 lại dẫn quân đánh Ninh Viễn, Miên Châu. Viên Sùng Hoán đã chuẩn bị tốt nên dẫn quân đánh trả quyết liệt, lại đánh cho quân Hậu Kim đại bại giành đại thắng ở Ninh-Miên.
Sau đại thắng Ninh-Miên, tình thế ngoài quan ải đã tốt dần lên. Nguỵ Trung Hiền lại bắt đầu bài xích Viên Sùng Hoán, buộc ông phải từ chức.
Năm Thiên Khởi thứ 7 (1627) Gia Tông mất, Tư Tông Chu Do Kiểm nối ngôi loại bỏ Nguỵ Trung Hiền và đồng đảng của hắn. Các quan trong triều xin xuống chiếu sử dụng Viên Sùng Hoán. Thế là tháng 11 năm đó Chu Do Kiểm hạ chiếu phục chức cho Viên Sùng Hoán chức Hữu Đô Ngự sử Binh bộ kiêm Tả Thị lang sự. Tháng 4 năm Sùng Chinh Nguyên niên (1628) lại lệnh cho Viên Sùng Hoán giữ chức Binh bộ Thựơng thư kiêm hữu Phó độ Ngự sử Đô soái ở Kê Liêu. kiêm Đô đốc trợ việc ghi Chép, khai hoang của quân sĩ Thiên Tân. Đồng thời lệnh giục Viên Sùng Hoán về kinh gấp có việc.
Tháng 7 năm đó Viên Sùng Hoán vào kinh.
Tư Tông vừa thấy ông đã hỏi về kế sách thu hồi Liêu Đông. Viên Sùng Hoán nói: “Theo cách vẫn làm của thần, giao cho thần thời hạn 5 năm, thần sẽ thu hồi lại toàn bộ vùng Liêu Đông”. Tư Tông nghe xong vô cùng phấn khởi nói: “Khôi phục lại được Liêu Đông, trẫm sẽ phong tước Hầu cho khanh, quyết không nuốt lời”. Tư Tông muốn nóng lòng lấy thành nên đã gửi gắm nhiều kỳ vọng vào kế hoạch 5 năm này.
Thực tế trong triều đình nội bộ các quan đang đấu đá nhau kịch liệt, tình hình này khó có thể để cho quan đại thần nào lập được công danh. Trước tình hình đó, Viên Sùng Hoán lại dâng biểu xin với nhà Vua đối với việc quân nơi biên ải, dù có xảy ra chuyện gì cũng không nên mất lòng tin đối với ông. Ông nói dùng các quan trong triều đình không giống việc dùng quan ngoài biên ải. Tướng ngoài biên ải việc quân biến hoá bận rộn, Vua chỉ cần đánh giá qua việc thắng trận hay thua trận chứ không cần phải nghe lời gièm pha hay tán dương.
Trấn giũ biên thuỳ là nhiệm vụ rất nặng nề nên có nhiều người phải mắc tội, hơn nữa kẻ địch còn có thể dùng kế ly gián hư hư, thực thực không dễ phân biệt. Vì vậy mong nhà Vua đã dùng người thì không nghi ngờ, đã nghi ngờ thì không nên dùng.
Lúc đó Tư Tông rất tin ông, còn giao cho ông cả thanh Thượng Phương Bảo Kiếm cho ông được tuỳ ý làm việc. Đối với các yêu cầu trên của Viên Sùng Hoán, nhà vua đều nhất nhất đáp ứng.
Sau đó Viên Sùng Hoán đến tuyến phòng thủ Ninh Viễn. Trong một lần hội ở Ninh Viễn, Viên Sùng Hoán đã tuyên bố. Đại tướng Mao Văn Long tự ý dùng binh phạm tội phản lại triều đình và dùng Thượng Phương Bảo Kiếm chém đầu Mao Văn Long. Việc tiền trảm hậu tấu này vẫn được Tư Tông tán thưởng nhưng cũng nhân việc này về sau đã trở thành một nguyên nhân nghi ngờ dẫn ông tới tội giết Đại tướng để tư thông với giặc.
Viên Sùng Hoán chỉnh đốn phòng ngự ở Liêu Đông làm cho Hoàng Thái Cực không thể làm gì được, mãi đến tháng 10 năm Sùng Chinh thứ hai (1629) y mới dẫn đại quân vòng qua phòng tuyến Liêu Đông, chia quân làm 3 đường, đột phá trường thành vào 3 cửa Đại An, Long Cảnh và Hồng Sơn tiến vào quan ải gần tới Kinh đô. Viên Sùng Hoán được tin cấp báo đã lập tức đưa quân vào quan ải.
Ông dẫn 2000 kị binh hành quân suốt đêm vượt lên trước quân nhà Kim, tiến đến dưới chân thành Bắc Kinh. Tư Tông thấy Viên Sùng Hoán dẫn quân tới liền hạ lệnh cho ông chỉ huy quân cứu viện ở các nơi đưa đến.
Tháng 11 hai bên kịch chiến trước thành Bắc Kinh. Viên Sùng Hoán khoác áo giáp sắt chỉ huy đôn đốc tướng sĩ đánh giặc. Qua hơn nửa ngày đánh nhau quân Minh đã đẩy lui sự tấn công của quân Hậu Kim.
Mọi người lại bàn tán xì xào, tại sao Viên Sùng Hoán lại biết được mà sớm vể kinh đô?
Trong triều có Vương Vĩnh Quang cùng với dư đảng của Nguỵ Trung Hiền nhân cơ hội này để hại ông nên nói: “Viên Sùng Hoán cấu kết với nhà Kim tấn công kinh đô hòng ép triều đình phải cầu hoà”.
Tư Tông nghe những lời đồn đại đó sinh ra nghi ngờ Viên Sùng Hoán. Hoàng Thái Cực đã nhanh chóng biết tin nhà Minh đang nghi ngờ Viên Sùng Hoán và cho rằng đây là cơ hội tốt nhất để dùng kế ly gián, y bèn sai thủ hạ giả vờ bàn tán, cố để cho sĩ quân nhà Minh bị bắt làm tù binh nghe thấy: “Nhà Vua (Kim) đã cùng hẹn ước bí mật với Viên Đô soái rồi xem ra Chu Do Hiệu chỉ có con đường cáu hoà với nhà Kim mà thôi”. Câu nói này cũng cố ý để cho hai tên thái giám nhà Minh bị bắt làm tù binh nghe thấy, sau đó thả cho chúng chạy về để báo với Tư Tông. Tư Tông nghe xong liên hệ với lời đồn trước bèn tin là thật và hạ lệnh bắt Viên Sùng Hoán tống vào ngục.
Sau đó, Vương Vĩnh Quang cùng đồng bọn lại liên tiếp dâng tấu biểu vu cáo Viên Sùng Hoán cố tình giết Mao Văn Long để lấy lòng nhà Kim, cấu kết và tư thông với giặc, đề nghị triều đình xử tội.
Tháng 8 năm Sùng Chinh thứ 3 (1630), sau hơn nửa năm bị giam trong ngục Viên Sùng Hoán bị xét xử vào tội “dối vua phản quốc” phải xử cực hình: Ngũ mã phân thây (5 ngựa xé xác) trước cổng kinh thành.
Dân chúng kinh thành đều cho rằng Viên Sùng Hoán cấu kết và dẫn đường cho giặc Kim vào xâm lược nên ai cũng hận ông đến tận xương tuỷ. Sau khi ông bị 5 ngựa xé xác trước cổng chợ, họ tranh giành nhau thân xác ông như muốn ăn tươi nuốt sống để thoả nỗi thù hận quá lớn.
Ngược lại thật oan uổng cho Viên Sùng Hoán.
Tứ mã phanh thây – Hình phạt hãi hùng nhất trong lịch sử
(Khám phá) – Cái chết từ từ khi xác thịt lần lượt bị xé thành từng mảnh còn đau đớn hơn gấp trăm lần so với việc bị chém đầu hay uống thuốc độc. |
Nguồn: Lan Hương/Theo Khỏe & Đẹp
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.