Tức bụng dưới
Nếu ngày dự sinh còn khá xa mà mẹ đã thấy vùng bụng dưới trở nên đau tức, nặng nề, giống như có áp lực lớn dần tác động đến bụng và vùng âm đạo thì nhớ cẩn thận. Có thể thai nhi đang được đẩy xuống dưới và tạo ra áp lực này.
>> Cảnh báo nguy cơ sinh non khi bà bầu dùng đồ nhựa “vô tội vạ”
Tiêu chảy
Các chuyên gia cho biết, tiêu chảy nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của sinh non. Do lúc này cơ thể gấp rút đẩy các chất thải ra ngoài để chuẩn bị cho em bé chào đời. Vì vậy, nếu thấy bị tiêu chảy, đau bụng một cách bất thường, mẹ cần đặc biệt lưu ý và cách tốt nhất là liên hệ với bác sĩ xem nên làm gì ngay lúc đó để đảm bảo an toàn cho thai kì.
“Rò rỉ”
Thông thường, khi mang thai cơ thể mẹ bầu sẽ tiết nhiều dịch âm đạo hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu dịch âm đạo ra nhiều quá mức hoặc “rò rỉ” chất lỏng có lẫn máu (có thể kèm đau bụng, đau lưng, tiêu chảy,…) thì mẹ nên cẩn thận.
Xuất hiện cơn co thắt
Càng về cuối thai kì, cơ thể càng xuất hiện nhiều những cơn co giả (braxton hicks). Chúng thường xảy ra bất chợt và sẽ nhanh chóng biến mất khi mẹ bầu thay đổi tư thế – khác với những cơn co thật: cường độ tăng dần, xuất hiện đều đặn hoặc ngày một dày hơn,… có thể kèm những dấu hiệu nói trên thì rất có thể mẹ đang đối mặt với nguy cơ sinh bé thiếu tháng.
Choáng váng, buồn nôn
Nếu cơ thể đột ngột bị chóng mặt, buồn nôn, váng vất và kèm tiêu chảy/đau bụng/ra máu,… mẹ cần cẩn thận vì đây là một trong những dấu hiệu xấu cho biết thai nhi sắp ra đời dù chưa đủ ngày đủ tháng. Tốt nhất, mẹ nên bình tĩnh và gọi điện cho bác sĩ/tìm cách đến bệnh viện nhanh nhất có thể.
Nguyệt Nga
Xem thêm
- 13 vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ sinh non
- Nguy cơ sinh non, thai chết lưu vì mẹ bầu hít phải khói thuốc
- Những thiệt thòi của trẻ sinh non và cách giúp mẹ phòng tránh
- 7 thói quen cực xấu dễ khiến mẹ bầu sinh non
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.