1. Tại sao có tình trạng dây rốn quấn cổ?
– Do thai nhi xoay trở trong bụng mẹ.
2. Tỷ lệ bé bị dây rốn quấn cổ
– Chỉ 1 vòng: 37%.
– Từ 2 vòng trở lên: 2.5% đến 8.3%.
3. Có cách nào làm cho thai nhi không bị dây rốn quấn cổ không?
– Không.
4. Nếu hạn chế vận động có làm giảm tỷ lệ bé bị dây rốn quấn cổ hay không?
– Ngày nay chưa có bằng chứng nào cho thấy hạn chế vận động sẽ làm giảm nguy cơ bé bị dây rốn quấn cổ.
5. Sinh nhiều lần có làm tăng nguy cơ bé bị dây rốn quấn cổ hay không?
– Hiện tại chưa có bằng chứng nào chứng tỏ sinh nhiều lần sẽ làm tăng tỷ lệ bé bị dây rốn quấn cổ.
6. Siêu âm có thể chẩn đoán dây rốn quấn cổ không?
– Có thể dùng SA màu chẩn đoán dây rốn quấn cổ.
– SA màu có thể phát hiện được số vòng dây rốn quấn cổ.
7. Dây rốn quấn cổ có gây nguy hiểm cho thai hay không?
– Dây rốn quấn cổ 1 vòng thường không gây nguy hiểm cho thai.
8. Dây rốn quấn cổ có phải là chỉ định mổ hay không?
– Theo Hội sản phụ khoa Hoa kỳ: Không.
9. Những trường hợp có dây rốn quấn cổ có thể sinh thường được không?
– Vẫn sinh thường được. 1/3 trường hợp bé sinh ra đời có dây rốn quấn cổ.
10. Dây rốn quấn cổ có “siết cổ” thai nhi không?
– Dây rốn quấn cổ 1 vòng thường không “siết cổ” thai nhi.
11. Dây rốn quấn cổ có “siết cổ” thai nhi làm thai nhi “không thở được” không?
– Lúc này thai nhi không thở bằng phổi nên không có nguy hiểm.
12. Dây rốn quấn cổ “chặt” có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi hay không?
– Thường là không. Một nghiên cứu cho thấy rằng dây rốn quấn cổ chặt xảy ra 6,6% trong 200.000 ca sinh sống.
13. Dây rốn quấn cổ thai nhi khi mang thai có gây khó sinh hay không?
– Dây rốn quấn cổ nhiều vòng có thể gây khó khăn trong chuyển dạ.
14. Các mạch máu trong dây rốn có bị chèn ép khi dây rốn quấn cổ hay không?
– Có 1 chất (Thạch Wharton) nằm trong dây rốn có tác dụng như 1 tấm đệm giúp mạch máu trong dây rốn không bị tắc hoàn toàn khi dây rốn bị chèn ép.
15. Dây rốn quấn cổ có gây tử vong cho thai nhi trong thai kỳ và chuyển dạ hay không?
– Tỷ lệ là 1.5 / 1.000 (0.15%) ca sinh.
16. Trong khi chuyển dạ sinh nếu dây rốn quấn cổ gây nguy hiểm cho thai nhi thì có thể phát hiện được không?
– Có thể phát hiện được.
17. Khi nào mới chắc chắn là bé không bị dây rốn quấn cổ?
– Thường từ 34 tuần trở lên nếu bé không bị dây rốn quấn cổ thì sẽ không bị.
Xem thêm
Kinh nghiệm đi sinh ở bệnh viện phụ sản hà nội
Cách tắm cho trẻ sơ sinh
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh
Làm đẹp sau sinh
(Theo FB Bác sĩ Nguyễn Quốc Tuấn)
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.