Đến năm 2050, khoảng 350 triệu người chết mỗi năm do biến đổi khí hậu

Dự đoán đến năm 2050, có khoảng 350 triệu người sống trong các thành phố lớn có thể bị chết vì stress nhiệt (gánh nặng nhiệt) mỗi năm.

Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu là cam kết toàn cầu đầu tiên về khí hậu để hạn chế toàn cầu nóng lên không quá 2℃ (mục tiêu mong muốn là chỉ tăng 1,5℃) so với nhiệt độ không khí trước thời kỳ công nghiệp cuối thế kỷ 19. Nhiều người tin rằng đó là mức tăng nhiệt an toàn.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới nhất xem xét tác động của nhiệt độ toàn cầu tăng lên tại các siêu đô thị, các nhà khoa học nhận thấy rằng ngay cả khi đạt được giới hạn tăng 1,5℃ kia, vẫn sẽ có sự gia tăng lớn về tần số nhiệt chết người.

Theo đó, họ dự đoán, đến năm 2050, có khoảng 350 triệu người sống trong các thành phố lớn có thể bị chết vì nhiệt mỗi năm.

Con người trở nên “căng thẳng nhiệt”(được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như nhiệt độ trực tràng, nhịp tim, lượng mồ hôi…) khi cơ thể hấp thụ nhiều nhiệt hơn mức dung nạp được. Nếu nhiệt độ cơ thể tăng chỉ trên 37℃ vài độ, có thể dẫn đến sốc nhiệt chết người.

Nhiệt độ toàn cầu tăng lên dù ít, gánh nặng nhiệt tác động lên con người vẫn rất lớn – (Ảnh: NCCS).

Bình thường, bằng cách sử dụng hệ thống làm mát (ra mồ hôi), cơ thể con người có thể duy trì nhiệt độ an toàn ngay cả khi nhiệt độ không khí tăng trên 37℃. Cơ chế này hoạt động tốt hơn trong điều kiện không khí khô (đó là lý do tại sao các phòng xông hơi ướt (steam room) nóng hơn phòng xông hơi khô (sauna), thậm chí khi ở cùng nhiệt độ không khí).

Chỉ số cảm nhiệt (chỉ số nhiệt Heat Index) là chỉ số kết hợp giữa nhiệt độ và độ ẩm tương đối để cho ra nhiệt độ tương đương mà thân thể cảm nhận được – tức là cảm thấy nóng như thế nào. Chỉ số nhiệt trên 40,6℃ được xem là nguy hiểm đối với sức khỏe con người.

Quan sát và thí nghiệm trên nhiều mô hình khí hậu cho thấy, khi nhiệt độ toàn cầu tăng, hàm lượng độ ẩm trong khí quyển cũng leo thang. Điều này có nghĩa là chỉ số nhiệt sẽ tăng nhanh hơn nhiệt độ không khí. Ngoài ra, vì lượng hơi ẩm không khí có thể tăng nhanh hơn ở nhiệt độ cao hơn, chỉ số nhiệt cũng tăng nhanh hơn (phản ứng phi tuyến tính).

Phản ứng phi tuyến tính này khiến các nhà nghiên cứu đưa ra định nghĩa “gánh nặng stress nhiệt toàn cầu” – xác định số ngày trung bình/năm trong diện tích khu vực có chỉ số nhiệt trên 40,6℃. Họ dùng một lượng lớn các mô hình mô phỏng khí hậu và thấy rằng, số lượng ngày như vậy tăng nhanh hơn khi nhiệt độ trung bình tăng lên.

Các siêu đô thị là những nơi đầu tiên dân cư phải chịu hậu quả của gánh nặng nhiệt – (Ảnh: Climatestate).

Sự gia tăng đột ngột gánh nặng nhiệt toàn cầu này có những hậu quả nghiêm trọng. Thứ nhất, bất kỳ sự gia tăng gánh nặng nhiệt toàn cầu nào từ sự ấm lên của khí hậu tính đến nay đều sẽ nhỏ hơn so với gánh nặng nhiệt gây ra do sự gia tăng nhiệt độ trong tương lai. Nghĩa là, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu lên 0,8℃ lần đầu, sự nóng lên 0,8℃ khác nữa sẽ làm tăng gánh nặng nhiệt hơn lần đầu tiên.

Thứ hai, phân tích của nhóm nghiên cứu cho thấy, nếu toàn cầu nóng lên 1,5℃ stress nhiệt sẽ tăng gần gấp 6 lần so với những gì từng xảy ra trong suốt giai đoạn 1979 – 2005.

Tuy nhiên, stress nhiệt sẽ lớn gấp 12 lần nếu độ nóng lên đến 2℃. Với 4℃ nóng lên (sẽ xảy ra nếu nỗ lực giảm thiểu như hiệp định cam kết thất bại), gánh nặng stress nhiệt toàn cầu có thể lớn hơn 75 lần.

Chẳng hạn, vào năm 2015, Karachi và Kolkata của Ấn Độ đã hứng chịu đợt nóng gây chết người. Phân tích của nhóm nghiên cứu cho thấy nếu thế giới nóng lên 2℃, cả 2 thành phố này sẽ phải trải qua điều kiện chết người này ít nhất mỗi năm một lần. Nếu nhiệt độ tăng tới 4℃, thì nhiệt độ kỷ lục năm 2015 sẽ là trở nên phổ biến, kéo dài suốt 40 ngày trong năm.

Giảm nhiệt độ ấm lên toàn cầu và giảm tốc độ tăng dân số là cách khả dĩ để hạn chế căng thẳng nhiệt dần đi đến mức nguy hiểm đối với hàng triệu cư dân Trái Đất – (Ảnh: Getty Images).

Với chỉ 1,5℃ nóng lên, siêu thành phố (có dân số lớn hơn 10 triệu dân, bao gồm cả Lagos, Nigeria, và Thượng Hải, Trung Quốc) có thể bắt đầu thường xuyên hứng chịu gánh nặng nhiệt. Nếu nhiệt độ tăng 2℃, Tokyo (thành phố đông dân nhất thế giới) bị ảnh hưởng, và New York chịu trận khi nhiệt độ tăng 4℃.

Bên cạnh đó, nếu dân số toàn cầu tăng lên như dự đoán trong thế kỷ này, có thể khiến stress nhiệt toàn cầu tăng hơn nữa. Tình hình ở Lagos là ví dụ minh hoạ: Nếu nhiệt độ tăng 1,5℃ vào cuối thế kỷ (khi dân số của Lagos có thể tăng lên gấp 10 lần và nhiệt độ cao gấp 100 lần), stress nhiệt sẽ lớn hơn gấp hàng ngàn lần so với hiện tại.

Năm 2050, nếu giới hạn 1.5℃ bị xâm phạm, 350 triệu người khắp thế giới có thể thường xuyên bị phơi nhiễm với stress nhiệt nguy hiểm. Con số này gấp 4 lần so với giai đoạn 1979 – 2005.

Stress nhiệt nhạy cảm với sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và những tác động tiềm tàng của con người – thậm chí khi nhiệt chỉ tăng ở mức 1.5℃ so với giai đoạn tiền công nghiệp – đã tạo ra động lực mạnh mẽ để con người cố gắng hạn chế sự nóng lên toàn cầu.

Phân tích của các nhà khoa học đã chỉ ra, ngay cả khi đạt được các mục tiêu giảm nhẹ đầy tham vọng như trong Hiệp định chống biến đổi khí hậu thì thích ứng với nhiệt độ cực đoan sẽ vẫn là điều cần thiết cho tương lai nhân loại sau này.

 

Theo khampha