– Viêm não: Khi đó tác nhân gây bệnh sẽ tấn công trực tiếp và nhu mô não. Gây ra các bệnh như viêm não Nhật Bản hoặc siêu vi đường ruột.
– Viêm màng não là do tác nhân gây bệnh tấn công vào màng bao quanh não và đến khi bệnh trở nặng mới có ảnh hưởng đến não bộ.
Trong số đó, viêm não mô cầu, viêm não Nhật Bản, viêm não do Eterovirus 71, viêm màng não mủ là những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm cần phải hết sức chú ý.
Viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản là viêm não do siêu vi trùng viêm não Nhật Bản gây nên. Bệnh này chủ yếu lây qua đường muỗi đốt. Vì thế thường gặp ở các vùng nông thôn, đây là nơi có nhiều điều kiện để loài muỗi Culex tritaeniorhynchus sinh sôi phát triển. Ở nước ta, vào mùa hè từ khoảng tháng 3 đến tháng 7, loài muỗi này sinh sản rất nhanh. Nó chính là trung gian truyền bệnh chủ yếu bệnh viêm não Nhật Bản ở nước ta.
Vậy nên để phòng tránh bệnh này chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế tối đa môi trường phát triển của muỗi. Phòng chống muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay, mắc màn khi đi ngủ kể cả ngủ ban ngày. Trong nhà nên sắm bình xịt muỗi, vợt bắt muỗi, hoặc có thể dùng kem chống muỗi… để hạn chế việc bị muỗi đốt.
Bệnh viêm não Nhật Bản thường có biểu hiện: sốt cao đột ngột, nôn mửa, đau đầu, sốt đến mức vật vã mê sảng, ly bì, lú lẫn. Thậm chí bệnh này còn có biểu hiện hôn mê rồi co giật hoặc bị liệt. Tỷ lệ tử vong rất cao từ 10% – 20%.
Viêm màng não mô cầu
Bệnh màng não cầu (viêm màng não mô cầu) gây ra bởi vi khuẩn Neisseria meningitidis (còn gọi là khuẩn màng não cầu). Viêm màng não hay nhiễm trùng huyết do não mô cầu có tác nhân là vi trùng não mô cầu. Đây là bệnh cực nguy hiểm, có thể gây tử vong trong vòng 24h nếu gặp thể tối cấp, không được cứu chữa kịp thời.
Bệnh não mô cầu có thể thiệt hại đến mạng sống nên không được cứu chữa kịp thời (Ảnh minh họa)
Khi bị vi trùng não mô cầu tấn công thì trên cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những chấm hoặc mảng xuất huyết hoại tử ở da. Nếu theo dõi thấy các mảng xuất huyết này càng ngày càng lan nhanh, lan rộng thì đó là lúc bệnh tình đã rất nguy kịch.
Bệnh này được truyền từ người này qua người khác do tiếp xúc ở phạm vi gần hoặc tiếp xúc trực tiếp. Khi ấy, những dịch tiết bị nhiễm khuẩn từ mũi và họng của người bị bệnh sẽ phát tán và lây lan. Vào mùa đông và đầu mùa xuân, bệnh màng não mô cầu thường có xu hướng gia tăng.
Để phòng viêm màng não mô cầu thì ngoài tiêm vắc-xin, điều quan trọng nhất là vệ sinh môi trường sống được sạch sẽ và nếu phát hiện trường hợp bệnh đầu tiên thì cần có các biện pháp phòng ngừa cho những người xung quanh.
Viêm não do Eterovirus 71
Viêm não do siêu vi trùng đường ruột (hay còn gọi là enterovirus), khi tấn công vào não sẽ gây viêm não. Loại nguy hiểm nhất là enterovirus 71. Enterovirus 71 là một tác nhân gây viêm não dẫn đến tử vong rất nhanh ở trẻ nhỏ. Hơn thế nếu không được kiểm soát và có những biện pháp kịp thời thì bệnh này có thể phát triển thành dịch.
Bệnh này khi xuất hiện sẽ có những triệu chứng liên quan đến thần kinh, ngoài ra bệnh có thể kèm theo xuất hiện những bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối và còn có những vết loét trong miệng.
Cách phòng ngừa: Hiện nay, chưa có vacxin phòng ngừa bệnh này. Vì thế chúng ta cần phải nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thực hiện ăn chín uống sôi, thường xuyên khử trùng dụng cụ, đồ dùng của trẻ bằng dung dịch cloramin B. Tránh tiếp xúc với người bị bệnh.
Viêm màng não mủ
Là tình trạng màng não bị siêu vi trùng tấn công gây viêm nhiễm, nhiễm trùng. Bệnh này do rất nhiều loại vi trùng gây ra. Trong số đó có 3 loại vi trùng thường gặp là: não mô cầu, phế cầu và vi trùng Hemophilus Influenza type B (Hib). Ở Việt Nam, trẻ em khi mắc phải viêm màng não mủ chủ yếu là do vi trùng Hib tấn công. Các loại vi trùng này khi vào cơ thể sẽ tấn công vào máu, sau đó mới xâm nhập vào màng não và gây bệnh viêm màng não mủ nguy hiểm.
Để phòng ngừa bệnh tốt nhất là tiêm vaccxin ngừa Hib cho trẻ càng sớm càng tốt. Nhất là các trẻ dưới 1 tuổi cần phải được tiêm phòng bệnh do Hib như vaccine tổng hợp 5 trong 1 DPT-VGB-Hib (phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib) ngay từ tháng thứ 2, thứ 3 và thứ 4. Ngoài ra, chúng ta cũng cần tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sinh hoạt, vui chơi cho trẻ. Cần chăm sóc trẻ cẩn thận tránh các bệnh viêm mũi, viêm họng, chảy mủ tai kéo dài, đồng thời tăng cường dinh dưỡng để trẻ có 1 sức đề kháng tốt nhất chống lại mọi bệnh tật.
Hạnh Vân
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.