Theo kết quả nghiên cứu vừa được công bố, số lượng rừng tại khu vực Amazôn bị phá hoại do đốn cây lấy gỗ bất hợp pháp nhiều hơn xấp 2 lần như đến nay vẫn được phỏng đoán. Khoa học gia Greg Asner giãi thích trên số mới nhất của tờ tạp chí chuyên ngành “Science” của Mỹ, các hình ảnh khu vực Amazôn do vệ tinh chụp được cho thấy từ năm 1999 đến năm 2002, diện tích rừng hàng năm bị giảm đi từ 12.000 đến 21.000 cây số vuông.
Hàng chục năm vừa qua, cây rừng tại khu vực này bị đốn bất hợp pháp và không ai có thể đưa ra con số diện tích rừng bị mất.
Amazôn do vệ tinh chụp được năm 1999 |
Asner cho biết, ngày nay nhờ vào kỹ thuật vệ tinh, người ta có thể có một hình ảnh chính xác về lượng rừng bị biến mất. Asner hiện đang làm việc cho Carnegie Institution tư nhân tại Hoa kỳ. Nhà khoa học người Mỹ đã sảng sốt khi nhận ra hàng năm rừng tại Amazôn bị biến mất với một diện tích như là tiểu bang Connecticut. Tính đến nay 70% diện tích rừng Amazôn đã bị phá hủy.
Khu vực rừng Amazôn được xem là “lá phổi xanh“ của trái đất. Một khi phổi bị tiêu diệt thì loài người chúng ta cũng khó sống sót. Hậu quả xấu của việc phá rừng là làm đảo lộn nền sinh thái. Cây cối thảo vật, thú rừng phải gánh chịu một hậu quả khó lường.
Báo Khoa học và Đời sống
Theo Thiên Nhiên Việt Nam