Có những điều phụ nữ thường thắc mắc mà không biết hỏi ai. |
Tần suất yêu ở phụ nữ bao nhiêu là đủ?
Thực ra không có số lần chính xác cho việc làm chuyện ấy trong ngày hay theo tuần. Việc ân ái nên xảy ra khi cả hai cùng có ham muốn, tần suất yêu không quan trọng bằng chất lượng cuộc yêu.
Nếu cuộc yêu đủ chất lượng và làm cả hai cùng thỏa mãn thì việc tần suất bao nhiêu là phụ thuộc vào sự hưng phấn cũng như sức khỏe của bạn và đối tác.
Phụ nữ chưa từng có cảm giác lên đỉnh là có vấn đề?
Trên thực tế có không ít chị em phụ nữ không hề có được cảm giác cực khoái khi làm “chuyện ấy”, vấn đề này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Phụ nữ thường khó lên đỉnh hơn đàn ông, tư thế yêu chưa phù hợp, phụ nữ bị thụ động và ngại trao đổi để tìm ra phương pháp mới, chưa hoặc không dám thử “sex toy” để làm tăng khoái cảm, do bạn tình chưa khéo léo và quan tâm đến cảm giác của phụ nữ, do chính bản thân người phụ nữ không dám chia sẻ cảm giác thật của mình vì sợ làm bạn tình tổn thương.
Nếu như phụ nữ khắc phục được những điểm yếu vừa kể trên thì “chuyện ấy” sẽ thăng hoa hơn rất nhiều.
Hiện tượng xuất tinh ở nữ giới có phải là đi tiểu không?
Khoa học đã nói rằng, chất lỏng đó là nước tiểu. Trong nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học tình dục năm ngoái, các nhà khoa học một lượng nhỏ nước tiểu trong bàng quang của phụ nữ đã biến mất khi cô ấy đạt cực khoái. Các nhà khoa học cũng khẳng định thành phần hóa học của chất lỏng đó giống như nước tiểu.
“Rất nhiều bác sỹ sản phụ khoa cũng cho rằng đó là nước tiểu”, tác giả Tiến sĩ Samuel Salama nói.
Không có lông vùng kín là “có vấn đề”?
Hiện tượng không có lông vùng kín ở phụ nữ được gọi là “vô mao”. Khi phụ nữ hay đàn ông khi đến tuổi trưởng thành, các bộ phận phát triển hoàn thiện, bao gồm cả bộ phận sinh dục thì lông mu cũng tự nhiên mọc lên.
Tuy nhiên, số lượng, màu sắc của lông mu cũng như lông các vùng khác (ở nách, tóc, chân, tay)… phụ thuộc vào yếu tố gen, chủng tộc, nội tiết…
Ngoài trường hợp rối loạn nội tiết, tức là phụ nữ không có lông vùng kín, kèm theo chứng không có kinh nguyệt gây khó thụ thai, các trường hợp còn lại vẫn có thể sinh hoạt tình dục và làm mẹ bình thường.
Lông vùng kín có hai tác dụng chính là chống lại các tác động mạnh và giảm ma sát khi quan hệ tình dục . Nếu không có lông mu, khi quan hệ quá mạnh sẽ dễ làm tổn thương da. Lông mu nhiều hay ít cũng không chứng minh được rằng người phụ nữ có giỏi trong “chuyện ấy” hay không.
Bởi năng lực chuyện ấy chịu ảnh hưởng nhiều bởi nhân tố khách quan, như kinh nghiệm, môi trường, cảm xúc, mối quan hệ, tình cảm…
Tinh dịch của phụ nữ là gì
Đó là một chất dịch được phụ nữ phóng ra bằng đường tiểu sau khi bị kích thích mạnh mẽ ở điểm G. Nó không phải là nước tiểu như nhiều người vẫn tưởng.
Thực ra chất dịch này cũng tương tự như tinh dịch của đàn ông, có điều không chứa tinh trùng. Và bất kể các chàng có xem thấy gì trong phim đen, nó không phải là thứ mà phụ nữ nào cũng có thể phóng ra mọi nơi mọi lúc.
Có phải lông vùng kín càng rậm thì “chuyện ấy” càng sung?
Việc vùng kín rậm hay không không hề liên quan đến khả năng giường chiếu của phụ nữ. Rậm lông là hậu quả của sự kích thích quá mức của androgen lên sự phát triển hệ thống lông tóc của cơ thể. Do các nguyên nhân như u tuyến thượng thận, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang… khiến androgen được tiết ra quá nhiều sẽ tạo nên hiện tượng rậm lông, mụn trứng cá, béo phì, rối loạn kinh nguyệt.
Ngoài ra phải nói đến những căn nguyên khác là rậm lông tự phát, dùng nội tiết kéo dài như trị liệu androgen (nội tiết tố nam), dùng thuốc có chứa steroid, thuốc tránh thai… cũng gây nên tình trạng này.
Vì thế, rậm lông không phải là yếu tố khiến phụ nữ mạnh về “chuyện ấy”.
Thậm chí, việc có quá nhiều lông ở vùng kín còn gây ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mĩ khi mặc bikini, mồ hôi thoát không kịp gây viêm lỗ chân lông, ngứa ngáy, viêm nhiễm âm đạo khi đi tiểu không vệ sinh sạch sẽ.
Quan hệ theo tư thế truyền thống, phụ nữ dễ mắc bệnh phụ khoa?
(Sức khỏe) – Có phải “quan hệ vợ chồng” theo tư thế truyền thống thì sẽ có nguy cơ nhiễm trùng âm đạo cao hơn so với các tư thế khác hay không? |
Nguồn: Hạ Lê/Theo Khỏe & Đẹp
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.