Điều tra những thử nghiệm Y học vô nhân đạo

Điều tra những thử nghiệm Y học vô nhân đạo

Hội đồng đạo đức sinh học do Tổng thống Mỹ chỉ đạo vừa cung cấp thông tin về những vụ thử nghiệm y học vô nhân đạo diễn ra ở trong và ngoài nước Mỹ.

Hội đồng này ra đời sau khi vụ việc một nhóm bệnh nhân ở Guatemala bị nhóm nghiên cứu cho lây nhiễm bệnh giang mai mà không được chữa trị vỡ lở. Có tới 40-60% số lượng các vụ thử nghiệm lâm sàng của Mỹ được tiến hành ở nước ngoài, nhưng tới nay chỉ có một số trường hợp bị phát hiện.

Cố tình cho nhiễm giang mai

Cuộc thử nghiệm kéo dài 40 năm ở vùng Tuskegee, tiểu bang Alabama (Mỹ) là vụ lạm dụng tồi tệ nhất trong lịch sử các vụ thử nghiệm khoa học trên người. Trong thử nghiệm này, các nhà khoa học tuyển 400 người Mỹ da màu rồi cho họ nhiễm bệnh giang mai mà không nói cho họ biết. 15 năm sau, khi thuốc penicillin trở nên dồi dào mà những người đàn ông này vẫn không được chữa trị vì nhóm nghiên cứu muốn xem căn bệnh này tiếp tục lây lan để nghiên cứu sự phát triển của bệnh trên cơ thể người.

Điều tra những thử nghiệm Y học vô nhân đạo
Thử nghiệm bệnh giang mai trên tình nguyện viên da màu. (Ảnh: Ikennasopensecret)

Không phát thuốc điều trị AIDS

Cuối năm 1997, một nhóm nghiên cứu Mỹ được giao nhiệm vụ không cấp thuốc cho một số bà mẹ nhiễm AIDS đăng ký tham gia vào nghiên cứu, đẩy những đứa con của họ vào nguy cơ lây nhiễm căn bệnh thế kỷ. Vụ thử nghiệm này được coi là gây tiếng xấu nghiêm trọng cho giới khoa học Mỹ, vì AZT – loại thuốc hiệu quả vào thời gian đó, được cấp cho tất cả phụ nữ nước này.

Thử nghiệm trái phép thuốc kháng sinh gây chết người

Hãng dược Pfizer từng phải bồi thương 75 triệu USD sau khi bị bố mẹ của 200 em nhỏ ở Nigeria kiện công ty này thử nghiệm thuốc kháng sinh trên con họ mà chưa được phép.

Điều tra những thử nghiệm Y học vô nhân đạo
Nơi thử nghiệm kháng sinh Trovan. (Ảnh:Treball.splinder)

Vụ việc xảy ra năm 1996, khi Pfizer cần tiến hành thử nghiệm trên người để được cấp phép cho loại kháng sinh mới mang tên Trovan. Khi dịch viêm màng nào, tả và sởi bùng phát ở Kano (Nigeria), hãng Pfizer lập tức thành lập nhóm nghiên cứu và cử tới nước này.

Nhóm nghiên cứu dựng lều ngay cạnh một cơ sở y tế, nơi tổ chức Doctors Without Borders (Bác sĩ không biên giới) đang chữa trị miễn phí, rồi mời 200 trẻ em tham gia vào vụ thử nghiệm thuốc chưa được cấp phép, trong khi bố mẹ các em không hề hay biết về vụ thử nghiệm, cũng như không biết loại thuốc này có thể gây tổn thương gan và khớp. Kết quả là 11 trẻ em tử vong và nhiều em khác bị tổn thương.

Bác sĩ nhận tiền để tư vấn thuốc

Tạp chí Time vào tháng 11 năm ngoái phát hiện nhiều sai trái trong một nghiên cứu thuốc của ĐH Minnesota (Mỹ) đối với loại thuốc chữa bệnh tâm thần phân liệt.

Kết quả điều tra cho thấy, kế hoạch thử nghiệm thuốc có nhiều sai trái, dẫn tới kết luận Seroquel là loại thuốc tốt hơn những loại thuốc khác để chữa tâm thần phân liệt. Những bác sĩ tiến hành nghiên cứu nhận được nhiều tiền bồi dưỡng từ doanh nghiệp sản xuất thuốc, còn đại học Minnesota được trả 15.000 USD trên mỗi bệnh nhân được chữa bằng thuốc Seroquel.

Theo điều tra của Time, trường hợp này có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm sau khi khi họ điều tra thấy nhiều vi phạm trong quy trình sản phẩm thuốc được thử nghiệm, tài trợ và quản lý.

 

Theo Đất Việt