Đo Sáng Flash E-TTL II Là Gì?

Đèn flash ngoài (cũng được gọi là đèn flash clip-on/hot-shoe) là một lựa chọn phụ kiện phổ biến đối với người dùng máy ảnh để mở rộng khả năng biểu đạt nhiếp ảnh của họ. Hiểu thêm về đèn Speedlite của bạn sẽ giúp bạn sử dụng nó hiệu quả nhất. Trong bài viết này, chúng ta xem xét kỹ một công nghệ Speedlite quan trọngL E-TTL II, cũng được gọi là flash tự động E-TTL (Evaluative Through-The-Lens).

Đo Sáng Flash E-TTL II Là Gì?

Đo sáng flash E-TTL: Chức năng này đo công suất đèn flash cần thiết để có mức phơi sáng chính xác

Trong bài Bắt Đầu Chụp Ảnh Có Đèn Flash trong 9 Bước!, chúng ta đã biết rằng có 2 chế độ đèn flash bạn có thể sử dụng: Chế độ E-TTL (Evaluative Through-The-Lens) hoặc chế độ Thủ Công.

Chế độ E-TTL, cũng được gọi là flash tự động E-TTL, là một chế độ trong đó máy ảnh sử dụng thông tin có được thông qua ống kính (“TTL”) để tính cần phát ra lượng đèn flash bao nhiêu để có độ sáng thích hợp. Sau đó máy ảnh tự động cài đặt công suất đèn flash. Trường hợp này được gọi là hệ thống đo sáng flash.

Các hãng sản xuất máy ảnh khác nhau sử dụng các phiên bản đo sáng flash TTL khác nhau. E-TTL chỉ có ở các máy ảnh Canon EOS. Tất cả các máy ảnh Canon EOS gần đây sử dụng E-TTL II.

Hệ thống đo sáng flash E-TTL II hoạt động như thế nào

Một bản mô tả cơ bản về chuyện gì diễn ra khi chúng ta chụp ở chế độ E-TTL:

1. Khi màn trập được nhả, đèn flash mồi được nháy trước khi ảnh thực tế được chụp.
2. Ánh sáng từ đèn flash mồi này phản xạ từ đối tượng và đi qua ống kính (TTL: Through The Lens – đi qua ống kính), đến đồng hồ đo sáng tích hợp của máy ảnh.
3. Lượng ánh sáng được đánh giá bởi đồng hồ đo sáng tích hợp và được sử dụng để xác định công suất đèn flash.
4. Đèn flash được nháy dùng cùng công suất đèn flash được xác định ở bước 3.

Quy trình cơ bản được mô tả bên trên, nhưng trên thực tế, E-TTL II sử dụng thông tin khác chẳng hạn như khoảng cách từ ống kính đến đối tượng để có số đo chính xác hơn. Nó có tỉ lệ thành công rất cao, đó là lý do tại sao những người mới chụp ảnh với đèn flash nên bắt đầu với chế độ E-TTL.

Hiệu ứng của E-TTL

Để hiểu được các hiệu ứng của đo sáng flash E-TTL II, chúng ta hãy xem 3 ví dụ sau đây, được chụp ở chế độ E-TTL.

Các ví dụ này được chụp ở cùng thiết lập (f/4, 1/60 giây, ISO 800), nhưng được chiếu sáng từ các hướng đèn khác nhau. Hậu cảnh được cài đặt thành 18% xám để giảm thiểu khả năng máy ảnh bị “đánh lừa” bởi hậu cảnh rất tối hoặc rất sáng.

Ví dụ 1:

Đo Sáng Flash E-TTL II Là Gì?

Đèn flash trực tiếp trên máy ảnh

Bóng mạnh, tối đổ đằng sau đối tượng. Hiện tượng này thường thấy trong nhiều tấm được chụp với đèn flash trực tiếp trên máy ảnh.

Ví dụ 2:

Đo Sáng Flash E-TTL II Là Gì?

Đèn flash gián tiếp thông qua dội sáng từ trần
Dội flash khuếch tán và làm dịu ánh sáng. Bóng dịu hơn và có độ tương phản thấp hơn so với Ví Dụ 1. Toàn bộ ảnh được chiếu sáng đều và có vẻ tự nhiên.

Ví dụ 3:

Đo Sáng Flash E-TTL II Là Gì?

Đèn flash trực tiếp bên ngoài máy ảnh (chiếu sáng bên)

Bóng tương tự như Ví Dụ 1: Mạnh và tối, với độ tương phản cao. Chiếu sáng bên có thể đổ bóng theo hướng ngược lại, làm cho chúng trông nổi bật hơn.

Thông tin chụp (cả 3 ảnh): EOS 7D/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 65mm (tương đương 104mm)/ Program AE (f/4, 1/60 giây)/ ISO 800/ WB: Auto

 

Để ý rằng mặc dù các góc chiếu sáng khác nhau dẫn đến các kiểu bóng khác nhau trong từng ảnh, chúng đều giữ lại cùng mức độ sáng. Điều này cũng rõ ràng khi bạn so sánh biểu đồ của chúng.

Điều này là có thể vì hệ thống tự động đo sáng flash E-TTL II có thể xác định công suất flash tối ưu cho từng cảnh, mặc dù đèn flash được nhắm ở các góc khác nhau.

Thủ thuật áp dụng

1. Thay đổi điểm AF có hiệu lực và chế độ đo sáng sẽ làm thay đổi độ sáng của ảnh

E-TTL II sử dụng thông tin về khoảng cách từ ống kính đến đối tượng trong quy trình đánh giá công suất đèn flash tối ưu. E-TTL II xác định đối tượng bằng cách sử dụng điểm AF.
Đồng thời, như chúng ta đã biết trong Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #7: Đo sáng, chế độ đo sáng cũng ảnh hưởng đến cách máy ảnh đo độ sáng của cảnh (và do đó, cách công suất đèn flash được điều chỉnh cho phù hợp với cảnh).

Do đó, chụp cùng một cảnh dùng một điểm AF khác, phương pháp AF hoặc chế độ đo sáng khác sẽ làm cho độ sáng của ảnh trở nên khác nhau.

Đo Sáng Flash E-TTL II Là Gì?

2. Sử dụng khóa FE để duy trì cùng công suất đèn flash 

Khi bạn thay đổi bố cục ảnh, chẳng hạn như bằng cách thay đổi hướng của máy ảnh, nó có thể làm cho máy ảnh đánh giá độ sáng của cảnh theo cách khác nhau. Do đó phơi sáng flash cũng thay đổi.
Nếu bạn muốn sử dụng cùng mức phơi sáng flash nhưng thay đổi bố cục ảnh, hãy sử dụng khóa phơi sáng flash (FE).

Khóa FE hoạt động bằng cách ghi nhớ mức phơi sáng đã đo bởi đèn flash mồi E-TTL II. Sau đó nó “khóa” số đo trong một khoảng thời gian ngắn, sao cho bạn có thể chụp với cùng công suất flash ngay cả khi bạn thay đổi bố cục.
Nó hoạt động khá hiệu quả khi khóa các số đo đã đo ngay cả đối với những khu vực nhỏ.

Lưu ý:

1Cố không di chuyển máy ảnh ra quá xa khỏi vị trí ban đầu sau khi đo sáng. Nếu khoảng cách giữa máy ảnh – đối tượng có thay đổi, công suất flash đã khóa có thể không còn phù hợp nữa.
2. Bạn có thể gán các nút khác để thực hiện khóa FE.

Đo Sáng Flash E-TTL II Là Gì?

Sau khi lấy nét ở đối tượng và nhấn nút FE, đèn flash mồi sẽ nháy và công suất đèn flash được lưu trong bộ nhớ.

Theo Canon-Asia