Mùa đông thời tiết thay đổi làm cho bệnh cao huyết áp cao càng có diễn biến xấu hơn và khả năng cao dẫn tới bệnh đột quỵ. Cùng xem cách phòng tránh bệnh đột quỵ.
-
1
Bệnh đột quỵ và nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ?
Đột quỵ hay gọi là tai biến mạch máu não thường xảy ra khi lượng máu cung cấp cho não bộ đột ngột bị chặn lại hoặc khi có một mạch máu trong não bộ bị vỡ khiến máu tràn vào những khoảng không xung quanh các tế bào não. Hiện tượng này giống như bạn mất đi 1 lượng máu truyền tới tim gây ra hiện tượng truỵ tim.
Căn bệnh này thường xuất hiện chủ yếu ở người già nhưng gần đây số lượng người trẻ bị đột quỵ diễn ra khá nhiều do lối sống không lành mạnh như nghiện thuốc lá, rượu bia, chế độ ăn uống thiếu khoa học, cuộc sống hiện đại với nhiều căng thẳng, kèm theo lối sống ít vận động khiến người trẻ tuổi dễ mắc các bệnh về chuyển hóa như béo phì, tiểu đường, cholesterol trong máu tăng cao…
-
2
Các triệu chứng bệnh đột quỵ
Triệu chứng của bệnh đột quỵ rất dễ phát hiện và việc phát hiện sớm các triệu chứng này giúp bạn ngăn chặn kịp thời những tình huống xấu có thể xảy ra.
Bạn có thể xem các triệu chứng của bệnh đột quỵ như: bị tê liệt, đuối sức, đặc biệt một nửa người, không nói và phát âm được, đầu óc lẫn lộn không hiểu được người khác nói; đột nhiên một mắt nhìn không rõ; đột nhiên đi loạng choạng, chóng mặt hoặc mất thăng bằng hoặc không phối hợp được hoạt động; hoặc đột nhiên đau đầu trầm trọng mà không rõ nguyên nhân.
Đột quỵ nếu không phát hiện sớm dễ gây ra tử vong
Dựa vào 2 tuần đầu có thể chia bệnh đột quỵ làm 5 loại:
– Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua: bệnh có thể khỏi hoàn toàn trước 24 giờ. Về sau, bệnh nhân có thể bị tai biến mạch máu não thực sự nếu không quan tâm đến việc điều trị và phòng ngừa.
– Thiếu máu não có hồi phục: Khỏi hoàn toàn sau 24 giờ bị liệt.
– Khỏi một phần và di chứng kéo dài.
– Không hồi phục hoặc nặng lên liên tục trong thời gian tiếp theo.
– Diễn biến xấu có thể dẫn đến tử vong.
Trong vòng vài giờ sau khi tai biến mạch máu não xảy ra, các triệu chứng đột ngột xuất hiện:
– Yếu liệt hoặc tê rần ở vùng mặt, tay hoặc chân, đặc biệt là một bên cơ thể, chỉ một tay hoặc một chân.
– Lú lẫn, rối loạn lời nói hoặc hiểu biết (khó tìm từ hoặc không hiểu từ; nói líu ríu, lắp bắp).
– Không nhìn thấy ở một hay cả hai mắt, hoặc nhìn một hóa hai.
– Khó khăn khi bước đi, mất thăng bằng, chóng mặt hoặc khó phối hợp các động tác.
– Nhức đầu dữ dội mà không biết nguyên nhân. Suy giảm ý thức nhanh chóng. Mất thăng bằng, chóng mặt, nôn, kèm theo nhức đầu.
Trong một số trường hợp, người bệnh vẫn còn tỉnh táo, nhưng đa số bị giảm sút tri giác (như lơ mơ, ngủ gà, có thể hôn mê). Bệnh nhân có thể liệt nửa người, liệt mặt và các cơ hầu họng (gây nuốt khó, sặc khi ăn uống, nói khó), đi tiểu không tự chủ.
-
3
Lý do bệnh đột quỵ dễ mắc và tăng cao vào mùa đông ?
Mùa đông thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh làm cho bệnh huyết áp cao trở nên nặng hơn. Nếu không chú ý thì có thể dẫn tới bệnh suy tim hay bệnh đột quỵ. Số bệnh nhân bị đột quỵ có nguy cơ tăng cao khoảng 15% vào mùa này.
Vào mùa lạnh, cơ thể tăng tiết các catecholamine trong máu dẫn đến co mạch ngoại biên. Mạch máu ở một số vùng co lại sẽ đẩy máu ra những khu vực ít chịu ảnh hưởng hơn, gây giãn mạch thụ động ở những nơi đó (như mạch não, mạch phổi). Điều này dễ gây các biến chứng đứt mạch não hoặc phù phổi cấp.
Thời tiết lạnh làm tăng số lượng tiểu cầu, hồng cầu cũng như độ nhớt của máu làm tăng nguy cơ của bệnh động mạch vành, tai biến mạch máu não, bệnh mạch máu ngoại vi, đặc biệt ở người già bởi khả năng miễn dịch và tính chịu đựng cơ thể kém, mạch máu giảm tính đàn hồi, trở nên cứng hơn, máu tăng độ quánh do tăng cholesterol, giảm enzyme tiêu hủy sợi huyết, lòng mạch bị thu hẹp, máu hay bị kết vón, lưu lượng máu qua não giảm đến 1/5 so với thông thường, dự trữ chức năng không còn nhiều nên rất khó thích nghi với những thay đổi bất thường của thời tiết.
Với những người có tiền sử huyết áp cao, thành mạch máu thoái hóa dày lên, sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn não. Khi gặp thay đổi đột ngột từ bên ngoài, những động mạch đưa máu lên não bị tắc nghẽn, não sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy, dẫn đến đột quỵ và tử vong.
Ngoài ra sự thay đổi lớn về nhiệt độ, từ ấm sang lạnh, làm tăng huyết áp, khiến mạch máu bị thắt lại. Mạch máu khi bị biến dạng sẽ dễ dẫn tới tình trạng phình động mạch chủ, gây đột quỵ.
Đặc biệt vào mùa đông, số người uống rượu càng nhiều. Chất cồn lưu lại trong máu lâu do khả năng bài tiết qua đường mồ hôi giảm, dẫn tới tăng huyết áp, nhịp tim, tăng lưu lượng máu và làm giảm độ kết dính của máu. Khi đó, chỉ cần xuất huyết nhẹ là đủ dẫn tới tai biến.
Lối sống không lành mạnh dễ mắc bệnh đột quỵ
-
4
Cách phòng ngừa đột quỵ trong vào mùa đông
Để dự phòng bệnh đột quỵ trong mùa đông ngoài việc sử dụng hỗ trợ điều trị bạn cần phải kết hợp giữa chế độ sinh hoạt thật hợp lý. Bạn nên hạn chế mỡ động vật , tránh rượu, thuốc lá; giữ đủ ấm, tránh những đợt gió lạnh bất thường ùa vào khi cửa mở, sống thư thái, tránh căng thẳng, ngăn ngừa stress… sẽ giúp người cao tuổi thích ứng tốt hơn với môi trường sống, tránh được tai biến mạch máu não.
Ngoài ra bạn có thể chú ý cách phòng ngừa đột quỵ:
– Điều trị tốt bệnh huyết áp cao (nguyên nhân chính gây đứt mạch máu não).
– Phòng và điều trị tiểu đường (yếu tố nguy cơ gây mảng xơ vữa động mạch lớn, dẫn đến thiếu máu ở não).
– Khắc phục tình trạng tăng cholesterol máu cùng với triglyceride máu.
– Phòng và trị bệnh đa hồng cầu (có thể gây cơn thiếu máu não hay nhũn não).
– Nên ăn nhiều rau củ quả; hạn chế muối; đời sống tình cảm tâm lý ổn định, tránh những xúc động hay chấn thương quá mức.
– Thay đổi nếp sống tĩnh tại, ít vận động; tăng cường tập thể dục, vận động vừa sức sao cho phù hợp với tình hình sức khỏe.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên.
Ngoài ra bạn có thể dùng thêm một số sản phẩm có tác dụng giảm độ quánh của máu, tăng sức bền và độ đàn hồi thành mạch, kéo dài thời gian đông máu, ức chế ngưng tập tiểu cầu, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, giúp cho việc lưu thông máu lên não tốt.
Bạn có thể xem thêm:
>> 10 triệu chứng đột quỵ bạn nên biết
>> Những thực phẩm làm tăng nguy cơ đột quỵ
>> Những thực phẩm cấm kỵ đối với người cao huyết áp