Lưu lượng máu lên não kém dẫn tới lượng oxy cung cấp cho não thiếu là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chức năng thần kinh. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
-
1Thiếu máu não – Kẻ “ngáng đường” sức khỏeĐang làm việc, chị Lam (nhân viên văn phòng của một công ty Xuất nhập khẩu) bỗng thấy choáng váng đầu óc, say sẩm mặt mày và không thể tiếp tục làm việc được. Nghỉ ngơi một chút, chị phải gọi taxi để về nhà.Đây không phải là lần đầu tiên chị Lam bị như vậy. Trước đây, thỉnh thoảng chị vẫn bị chóng mặt, hoa mắt, nhất là những lúc đứng lâu hoặc phải tập trung liên tục vào công việc. Cho rằng các triệu chứng này là do huyết áp thấp gây ra nên chị cũng không chú ý nhiều. Mỗi lần chóng mặt là chị lại uống một cốc nước đường hoặc trà gừng để tỉnh táo. Thế nhưng, thời gian gần đây, hiện tượng chóng mặt xuất hiện với tần suất thường xuyên và liên tục hơn. Có ngày, chị Lam bị choáng váng tới 2 lần, nhẹ thì nghỉ ngơi là hết, nặng thì phải bắt taxi về nhà nằm nghỉ.Cho đến khi đi khám chị Lam mới biết những triệu chứng mình gặp phải là do tình trạng lưu lượng máu đưa lên não không đủ, dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho não. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thiểu năng tuần hoàn não.Hội chứng thiếu máu não (hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não) ngoài việc khiến cho bệnh nhân rối loạn về giấc ngủ còn gây ra nhiều biểu hiện sức khỏe khác như: ù tai, chóng mặt, đau nửa đầu, đau vai gáy, cứng cổ… kéo dài, khiến cơ thể lúc nào cũng trong tình trạng suy yếu, mệt mỏi. Thiếu máu não là bệnh không chỉ gặp ở người già, trung niên mà còn xuất hiện ở những người trẻ, đặc biệt là những người lao động trí óc và thường xuyên gặp phải những căng thẳng trong cuộc sống.Thiểu năng tuần hoàn não nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng là nhồi máu não, sa sút trí tuệ, xuất huyết não gây liệt nửa người hoặc tử vong đột ngột.
-
2Tăng cường tuần hoàn não để luôn khỏe mạnhSự thiếu hụt oxy cung cấp cho não gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tế bào não. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động, công việc hàng ngày của mỗi người. Thế nhưng, nhiều người bệnh vẫn chủ quan cho rằng, nếu bị bệnh thì đã có thuốc chữa. Quan điểm này không sai nhưng nó không phải là lựa chọn tối ưu. Việc phòng bệnh mới là quan trọng nhất.Thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh bao gồm hạn chế ăn nhiều chất béo, không hút thuốc lá, tránh uống rượu bia, tăng hoạt động thể lực, giữ tinh thần vui tươi, thoải mái, đẩy lùi stress, căng thẳng… là những biện pháp đơn giản, tích cực có tác động tốt đến hệ tim mạch.Nhờ sự thoải mái cả về thể chất và tinh thần các yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp có thể được giảm thiểu, đồng thời tăng cường dinh dưỡng, oxy cho não, giúp não bộ khỏe mạnh.