Cách để có niềm vui tuổi già

Cách để có niềm vui tuổi già

“Già thì khổ, ai cũng biết. Sinh lão bệnh tử! Nhưng già vẫn có thể sướng. Muốn sống lâu thì phải già chớ sao! Già có cái đẹp của già. Trái chín cây bao giờ cũng ngon hơn trái chín ép.”

Bác sỹ Đỗ Hồng Ngọc đã nói về tuổi già một cách lạc quan như thế. Đối mặt với tuổi già một cách tự tại, với những phương cách sống lạc quan và cả với những phương thuốc an toàn là cách để sống khỏe, sống vui.
 
Cách để có niềm vui tuổi già
Ảnh minh họa.
  • 1

    Già đồng hành với “ suy”

    Một sớm mai thức dậy, người uể oải, nặng nhọc, bước vào phòng tắm, nhìn vào gương soi, ngỡ ngàng như vừa gặp một người quen mà không nhớ là ai, nhìn tới nhìn lui một lúc mới nhận ra chính là ta đó.

    … Rồi một lần kia, cầm tờ báo thân quen lên đọc bỗng cứ thấy phải đẩy dần tờ báo ra xa , xa chút nữa, rồi chỉ đọc được những cái tựa, những dòng to. Thôi thì đành phải mua cái kính lão… Rồi có lúc chợt quên mất tên một người quen, quá quen. Quên cái tên thôi còn thì nhớ tất cả. Khi cần nhớ thì quên mà khi cần quên thì nhớ. Nhớ rất kỹ những chuyện xưa cũ. Lạ lùng chưa! Có lúc nhấc điện thoại lên, gọi cho ai đó , định nói điều gì đó thì quên tuốt, đành xin lỗi, nhầm số. Không lẽ hỏi người đầu dây bên kia, xin vui lòng cho biết tôi đang định nói gì với bạn đó vậy? Tính tình cũng đâm ra cáu gắt. Chuyện không đáng gì sao cũng quạu. Lại trách cứ. Lại giận hờn. Lại ngờ vực. Lúc nào cũng nói tôi già rồi tôi già rồi như để được nghe mọi người nói không chưa già, vẫn trẻ.” (Già sao cho sướng- bác sỹ Đỗ Hồng Ngọc)

    Già là thế đấy, nó cứ tự nhiên mà đến. Một hôm nào đó, bỗng dưng thấy trước mắt mình toàn là sao bay, thấy tai ù đi, đầu đâu như búa bổ, từ lâu rồi không có khái niệm thèm ngủ như hồi còn tất bật đi làm. Có người như bác Nguyễn Văn Cao ở Ba Đình, Hà Nội thì: “Dạo này tôi sao ấy, đặt mình là thấy người âm. Hay là…” Ấy nói dại! Còn bác Lê Thị Hiền ở Q.5, Tp.HCM thì than phiền: “Đúng là già rồi, chân tay giờ không phải của mình nữa, chốc chốc thấy nó tê bì, nhức mỏi, cứ như có kiến bò.”

    Tất cả những thứ gọi là “tuổi già ấy” trên thực chất là những biểu hiện đầu tiên của một chứng bệnh mà theo Y học đã chứng minh được là chứng Bệnh thiểu năng tuần hoàn não”. Theo thống kê khoảng 2/3 người đứng tuổi đều mắc bệnh này, 75% trường hợp người bệnh trên 60 tuổi.”

    Bác sỹ ???? cho biết: “Thiểu năng tuần hoàn não sẽ dẫn đến việc phần huyết của cơ thể bị thiếu hoặc bị hư tổn khiến sự vận hành huyết dịch bị trở ngại, huyết bị ngừng trệ, khí huyết bất hoà từ đó xuất hiện các chứng như: đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, hồi hộp, buồn bực, dễ cáu giận, hay quên, mộng mị, tức ngực khó chịu, sườn đau, hay mộng mị, tê tay chân, tinh thần ủ rũ hoặc nặng thì xa xẩm mặt mày, ngã ra hôn mê…”

    Cách để có niềm vui tuổi già

  • 2

    Mấy bí quyết để “trẻ vĩnh viễn”

    Có người nói không có cái gọi là già vì khi 20-30 tuổi, người ta còn quá trẻ; 30-40 đang trẻ; 40-50 hãy còn trẻ; 50-60 trẻ không ngờ; 60-70 trẻ lạ lùng và trên 70 thì trẻ vĩnh viễn… Bác sỹ Đỗ Hồng Ngọc cũng chia sẻ trong một bài phỏng vấn rằng, để có một tuổi “trẻ vĩnh viễn”, người ta cần: “Biết chấp nhận thực tế, thấy già là chuyện tất yếu. Cần tham gia các hoạt động hữu ích theo sức mình, vui vẻ với các cách giải trí của lứa tuổi, với bạn bè, con cháu…”

    Ở tuổi 82, BS.NGƯT Đặng Văn Khoát (nguyên cán bộ Trường Đại học Y tế công cộng, hiện ở số 18 Hoàng Ngọc Phách, Hà Nội) vẫn trẻ, khoẻ, dẻo dai. Bí quyết sống khoẻ của ông nằm ở hai chữ “làm việc” và “điều độ”. Ông chia sẻ: “Tôi nghĩ, muốn giữ sức khoẻ thì phải điều độ. Mỗi bữa, dù thức ăn như thế nào thì tôi cũng ăn 2 bát. Đồ ăn ngon tôi cũng không ăn nhiều quá. Tôi không nghiện rượu, không hút thuốc lá và luôn lao động chân tay. Nhà tôi có máy giặt nhưng tôi vẫn tự giặt tay quần áo của mình. Những khi không có ai ở nhà, tôi vẫn tự nấu cơm, rửa bát…Nói chung tôi thấy vui khi làm việc. Ngoài ra, tôi cũng hay đi bộ để giữ tinh thần và thể chất của mình được khoẻ mạnh. Tôi nghĩ rằng tư tưởng thoải mái cũng giúp cho cơ thể khoẻ mạnh.”

    Còn với bác Phạm Như Duy (Q. Tân Bình, Tp.HCM), bí quyết để sống khỏe, sống vui lúc tuổi già là: Trí não là chủ (làm chủ được chính mình, khách quan). Khi trí não yếu không làm chủ được sinh hoạt bình thường trong ngày thì phải tự tạo lập “bản quy định”, hướng dẫn đặt ngay trước mắt hoặc bàn trà, hoặc treo tường… Nếu cần nên kết hợp điều trị ngoại trú ở bệnh viện suy nhược thần kinh. Có bài tập thể dục thường xuyên mà bản thân đã làm (tập thở, vận động tay chân, toàn cơ thể).