Giáo dục bậc cao ở Italya

0
136
Giáo dục bậc cao ở Italya - 1

Giáo dục bậc cao ở Italia dựa trên một hệ thống trong đó các trường ĐH phải cùng một lúc đảm đương hai nhiệm vụ truyền đạt kiến thức và làm công tác nghiên cứu. Sự tự do và tự trị trong học thuật không chỉ là hai đặc điểm vốn có của giáo dục Italia mà còn được pháp luật nước này qui định.

Tuy còn gặp những khó khăn nhất định như số SV quá tải, ngân sách đầu tư còn hạn chế, trương trình học chưa thật phù hợp với sức học của nhiều SV…song người dân Italia đã thấy được vai trò thúc đẩy của nền kinh tế do giáo dục bậc cao mang lại. Từ cuối thể kỷ 19 đến cuối thế kỷ 20, Italia chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp (chủ yếu tồn tại ở miền Nam) sang nền kinh tế tiền công nghiệp ( tập trung ở các khu vực phía Bắc). Lý do các sự phân biệt này phần lớn là do có sự phân bố các trường ĐH trong cả nước. Nơi đâu tập trung nhiều trường ĐH trong cả nước, nơi đó công nghiệp phát triển hơn, đồng thời tỷ lệ thất nghiệp cũng thấp hơn so với các vùng khác. Hiện các nhà GD đang nỗ lực và có những cải cách mới để rút ngắn khoảng cách giữa các vùng này.

Italia có 4 loại cơ sở đào tạo bậc cao nơi có hơn 1,25 triệu SV theo học, đó là: 48 trường ĐH quốc gia, 6 trường ĐH tư thục, 3 trường kỹ thuật, 12 viện ĐH có các chương trình GD đặc biệt và 2 trườgn ĐH dành riêng cho SV nước ngoài. Những đầu tư mới đây đã gây dựng thêm 4 trường ĐH mới luôn được nâng cấp với các trung tâm học tập đa phương diện, các phòng lab và những cơ sở đào tạo từ xa ngày càng nâng cao tiêu chuẩn. Các trường ĐH lớn của Italia như ĐH Milan, ĐH Trento, ĐH Verona…. tập trung chủ yếu ở các thành phố Bologna, Turin, Rome, Florence, Ferrara, Naples, Modena…

  • 1

    Lựa chọn đầu vào cho các trường ĐH

    Tất cả HS trung học có bằng tốt nghiệp (diplo- ma di maturita) đều có quyền vào 1 trường ĐH và đối với HS quốc tế hay HS Italia học ở nước ngoài cũng có yêu cầu tương tự. Hầu hết các trường đều không giơí hạn đầu vào thi tuyển trừ một số trường đào tạo ngành y và một số trường tư độc lập khác. Tuy nhiên, do dễ dãi trong việc tuyển sinh nên các trường đại học Italia vào một tình thế khó khăn, đó là sự quá tải.

    Giáo dục bậc cao ở Italya - 1

    I/ Các loại hình đào tạo trong hệ thống giáo dục bậc cao Italia

    Dưới sự chỉ đạo của hệ thống GD bậc cao, những khoá học ở các trường tập trung vào 5 lĩnh vực đào tạo chính là: y tế, khoa học kỹ thuật, nhân văn, pháp luật, chính trị, khoa học xã hội, kinh tế và lĩnh vực xây dựng kiến trúc. Tất cả được chia làm 4 loại hình đào tạo chính:

    1/ Đào tạo ĐH cấp một (Diploma univer- sitario):

    Các khoá học ở trường ĐH dạng này mới được đưa vào giảng dậy nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hài hoà giữa các trường Italia và các đối tác châu Âu. Tuy nhiên, bằng cấp của loại hình đào tạo này chỉ tương đương với bằng tú tài đạt tiêu chuẩn quốc tế. Sau khi hoàn thành các khoá học ở đây kéo dài từ 2 đến 3 năm, SV chuyển sang việc hoàn thành nghề nghiệp tại các trường kỹ thuật. Các trường kỹ thuật thu nhận cả HS tốt nghiệp PTTH và người lớn đang đi làm với mục đích đào tạo nghề một cách chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất, cung cấp nguồn nhân lực cho các công ty vừa và nhỏ. Hoàn tất chương trình học, SV được nhận các tín chỉ có giá trị trên toàn quốc. Không phải các khoá học của các trường ĐH này đều dậy những khoá học như trên và vì vậy, nó rất phổ biến và không bắt buộc học viên phải vượt qua kỳ thi đầu vào.

    2/ Đào tạo cử nhân nghệ thuật, khoa học (Diploma di Laurea):

    Nếu các trường ĐH cấp I được coi là mức đầu tiên của hệ ĐH thì Laurea được coi là mức thứ hai, đồng thời là GD ĐH cơ bản trong hệ thống GD bậc cao mà là một SV phải dành ra từ 4-6 năm để hoàn thành. Chương trình học ở đây khá linh hoạt, SV có thể đề xuẩt ra chương trình học của riêng mình theo sự đồng ý của nhà trường, nhưng yêu cầu tối thiểu của khóa học phải đáp ứng tiêu chuẩn nhà nước đề ra. SV chỉ có thể tốt nghiệp sau khi qua một số kỳ thi và bảo vệ thành công luận văn của mình. HS sau khi tốt nghiệp phổ thông có thể lựa chọn một trong hai hình thức đào tạo trên.

    3/ Đào tào tiến sĩ (Dottorato di Recerca):

    Đây được coi là cấp 3 của hệ thống đào tạo giáo dục bậc cao. Các khóa học tại đây được thiết kế nhằm mở rộng sự hiểu biết cho người học về phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Phải mất đến 3 đến 4 năm cùng với việc hoàn thành báo cáo hàng năm, nghiên cứu mở rộng và làm luận văn, sau đó học viên mới có thể lấy bằng tiến sĩ . Chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ không giới hạn ở người bản địa mà dành cho tất cả những ai đã hoàn thành bậc học Laurea hoặc bằng tương đương ở các nước châu Âu khác.

    4/ Đào tạo nghề chuyên sâu (Diploma di Specializzaione):

    Đây cũng là loại hình đào tạo sau ĐH chuyên sâu về đào tạo nghề, vì vậy nó chỉ giới hạn cho những ai tốt nghiệp ĐH. Thời gian học kéo dài từ 2-3 năm bao gồm thời gian đi thực tế trong một lĩnh vực nghề nghiệp. Để tốt nghiệp người học phải đi đầy đủ và bảo vệ luận văn viết của mình.

    Là thành viên của cộng đồng chung châu Âu (EU) tiêu chuẩn đầu tiên vào các trường ĐH đều đồng nhất với tất cả mọi người. Mọi trường ĐH ở Italia đều phải tiếp nhận một số lượng SV ngoại quốc nhất định, miễn sao họ đáp ứng yêu cầu tài chính và ngôn ngữ tiếng Italia.

    Nhằm đáp ứng yêu cầu theo kịp thời đại, hệ thống GD bậc cao Italia đã thực hiện một số biện pháp cải cách. Cụ thể, các trường ĐH đã áp dụng chính sách “hệ thống 3 chu kỳ”. Chu kỳ thứ nhất kéo dài 3 năm tập trung vào chương trình học chuyên sâu trước khi lấy bằng ĐH cấp I như đã nói ở trên (Laurea). Chu kỳ thứ hai là chương trình đào tạo lấy bằng Laurea Specializzata kéo dài 2 năm. Chu kỳ thứ 3 dài từ 1 đến 2 năm, là loại hình đào tạo dành cho học viên theo đuổi bằng tiến sĩ hay bằng chuyên nghiệp sau ĐH

    Ngoài ra, tất cả các khóa học phaỉ được thiết kế sao cho phù hợp với việc chuyển tiếp tín chỉ trong các trường ĐH khác ở các nước thuộc khối EU

  • 2

    Chuyện học phí:

    SV trong các trường ĐH phải trả một khoản học phí nhỏ, khoảng từ 400 tới 850 đô la một năm. Nguồn tài chính duy trì hoạt động của các trường chủ yếu do Bộ GD nước này chu cấp. Hơn nữa, những SV đến từ các gia đình có thu nhập thấp có thể được miễn học phí. Về chuyện chi phí cho GD bậc cao, có nhiều ý kiến cho rằng không có sự liên hệ giữa giá cả (học phí) và sản phẩm (chất lượng GD) và điều này ảnh hưởng tới việc cải cách hay thực hiện những biến chuyển mới trong hệ thống.