Cũng chỉ là “Con sâu làm rầu nồi canh”
Theo đơn thư phản ánh của một số cán bộ đang công tác tại (khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu ) cho biết: Từ năm 2007 khi BS Nguyễn Xuân Hiệp làm trưởng khoa đã để xảy ra những “tiêu cực” tại phòng mổ Phaco như: Rút tiền theo dõi phẫu thuật các loại phẫu thuật, trung phẫu như mổ mộng, mổ quặm còn đại phẫu như mổ đục thủy tinh thể của 10.000 bệnh nhân không có chỉ định theo dõi, Tuy nhiên, số tiền này BS Hiệp chỉ thực hiện trên những bệnh nhân có BHYT, như vậy có thể khẳng định tiền thất thoát từ BHYT lên đến 1.5 tỷ đồng. Vì vậy, để biết được những mánh khóe trên, cần kiểm tra tất cả hồ sơ bệnh án theo dõi bệnh nhân phẫu thuật mổ mộng, mổ quặm và đục thủy tinh thể tại khoa điều trị theo yêu cầu từ năm 2011 -2014. Nhưng để có đầy đủ hồ sơ phải bắt đầu từ khám nội khoa, già yếu, bệnh toàn thân mới phải theo dõi trong mổ, khi mổ phải có biên bản theo dõi và xác nhận của BS gây mê hồi sức.
Bệnh viện Mắt Trung ương dính nhiều “tiêu cực” nhưng không hiểu sao,
các cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp xử lý dứt điểm
Bên cạnh đó, thời gian làm Trưởng khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu, BS Hiệp còn bị “tố” ăn chặn tiền bồi dưỡng của các phẫu thuật viên tham gia phẫu thuật Phaco tại khoa cụ thể như sau: Với mỗi bệnh nhân phẫu thuật Phaco, hãng cung cấp thủy tinh thể sẽ bồi dưỡng cho phẫu thuật viên 500.000 đ/ chiếc, nhưng BS Hiệp chỉ chi trả cho phẫu thuật viên là 260.000 đ/ chiếc, số tiền còn lại theo như lời BS Hiệp nói là để ngoại giao nhưng thực chất là không có chuyện này vì tất cả các chi phí liên quan đến ngoại giao được trích từ nguồn kinh phí của Bệnh viện. Vấn đề này đã gây nên bức xúc cho cán bộ, công nhân viên Bệnh viện, vì thế một số BS đã không muốn phẫu thuật Phaco tại Khoa Khám chữa bệnh yêu cầu nơi BS Nguyễn Xuân Hiệp làm trưởng khoa năm 2007.
Từ năm 2010-2014 một số cá nhân đã cấu kết thông đồng với nhau để “rút ruột” tiền của Bệnh viện bằng cách ghi khống trên 5000 bệnh nhân mổ tật khúc xạ như, cận thị, bằng thủ đoạn theo dõi bệnh nhân, thực chất những bệnh nhân này đều khỏe mạnh không phải theo dõi trong mổ, muốn chỉ định theo dõi phải có khám nội của các BS chuyên khoa gây mê hồi sức, có biên bản theo dõi trong mổ và đi kèm sổ theo dõi, bằng những “thủ thuật” này số tiền bị “rút ruột” rơi vào khoảng 1.6 tỷ đồng. Qua tìm hiểu được biết: So sánh mực chi phí của phòng mổ Laser I với phòng mổ Laser II thì tất cả các bệnh nhân phẩu thuật Lasik với máy móc quy trình hoàn toàn giống nhau trong tất cả các báo cáo hàng ngày của phòng và trên máy tính đều không có theo dõi trong phẫu thuật vì vậy Bệnh viện không cần chi trả tiền phẫu thuật là 320.000 đồng/bệnh nhân, cho bác sĩ theo dõi . Tuy nhiên, mức đóng của bệnh nhân khi thực hiện phẫu thuật Lasik là như nhau, nhưng chi phí của Bệnh viện cho phòng mổ Laser I cao hơn gấp 2 lần so với phòng mổ Laser II.
Như vậy tổng số tiền thất thoát từ những vấn đề nêu trên rơi vào khoảng 4,6 tỷ đồng. Câu hỏi mà dư luận đặt ra ở đây là: Liệu bây giờ có thu lại đủ số tiền nói trên hay không? Và biện pháp xử lý số tiền đó như thế nào.
Các cơ quan chức năng “im lặng” một cách khó hiểu?
Trước đó, ngày 22/9/2015, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có công văn số 3621/BHXH-CSYT “V/v thông báo kết luận sau kiểm tra” trong phần phụ lục của công văn này về phần nội dung “các khoản chi kiến nghị thu hồi về quỹ bảo hiểm y tế” bao gồm: Thu hồi số tiền 12.330.000 VNĐ đối với 02 dịch vụ do ghi sai tên, thu hồi về quỹ BHYT số tiền 121.859.000 VNĐ của 04 dịch vụ áp giá tương đương cao hơn giá phê duyệt, 03 dịch vụ không được phê duyệt thực hiện, 01 dịch vụ đã thanh toán BHYT nhưng không thực hiện và 01 dịch vụ không giải trình được, kiến nghị Bộ Y tế cho ý kiến xử lý đối với 04 dịch vụ áp giá tương đương và 02 dịch vụ bơm rửa lệ đạo mắt, hai mắt số tiền 488.145.000 VNĐ.
Một đại diện của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXH VN) cho biết: Các cán bộ của ngành giờ có thêm một mối lo mới, đó là làm thế nào để hạn chế tình trạng lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế (BHYT). Bởi vì, đối tượng để “rút ruột” được tiền BHYT thường là người có chức vụ quyền hạn, họ có rất nhiểu thủ thuật để hợp lý hóa hồ sơ sao cho hợp pháp, cho nên, việc kiểm soát các hành vi cố tình lạm dụng, chiếm đoạt trong việc thu chi BHYT là rất khó khăn. Vì thế gần các cơ quan thông tấn, báo chí đã phản ánh hiện tượng “tiêu cực” trong thu chi BHYT tại Bệnh viện Mắt Trung ương , đây là bài học và cũng là hồi chuông cảnh báo về sự thoái hóa, xuống cấp của một số thành phần cá biệt, chỉ vì lòng tham mà đã bán rẻ đi giá trị nhân phẩm của cả một tập thể.
Ngày 28/5/2015, Cục chống tham nhũng – Thanh tra Chính phủ có công văn số 93/C.IV-P3, gửi Bệnh viện Mắt Trung ương “V/v cung cấp hồ sơ, tài liệu phục vụ đánh giá thông tin phản ánh tham nhũng” liên quan đến một số nội dung như: Quy chế, quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ; Sửa chữa hồ sơ, khai không trung thực lý lịch; Danh sách bệnh nhân các phòng mổ Laser I và Laser II; Danh sách bệnh nhân mổ Phaco tại khoa yêu cầu; Quy định các mức thu, chi liên quan mổ Phaco, Lasik; Kết quả chi tiết thu, chi tài chính của các phòng mổ Laser I, Laser II…. từ năm 2011-2014. Tiếp đó, thực hiện quyết định số 745-QĐ/UBKTTU ngày 08/09/2015,về việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy Bệnh viện Mắt Trung ương. Ngày 01/10/2015 Ủy ban kiểm tra – Thành ủy Hà Nội có thông báo lịch làm việc gửi Đảng ủy và Ban Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương trong đó nêu rõ những nội dung cần làm như: Công tác thu, chi trong mổ cận thị bằng phương pháp Lasik năm 2013-2014 và việc chi tiền lương cho CBCNV nghỉ tự túc đóng bảo hiểm từ năm 2013 đến nay. Tuy nhiên tất cả Công văn, thông báo của các chức năng nói trên vẫn chỉ nằm yên trên giấy.
Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi là không thể chấp nhận được, chính điều này đã gây bức xúc không nhỏ cho đông đảo cán bộ, công nhân viên Bệnh viện. Liên quan đến sự trì trệ chưa làm tròn hết trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền cũng như lãnh đạo Bệnh viện Mắt Trung ương, có hai khả năng xảy ra, hoặc là chính quyền các cấp bất lực hoặc có thể cũng có những lợi ích trong vụ việc tiêu cực nói trên. Vì vậy đã đến lúc Thành ủy Hà Nội, Thanh tra chính phủ, Bộ Y tế cần làm rõ và thông báo trước công luận có hay không về vấn đề này?
Nguồn: Theo Bảo vệ pháp luật
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.