Vai trò của một người lãnh đạo trước tiên là một thành viên trong nhóm và hỗ trợ nhóm. Tiếp đó, họ là người khởi xướng và người thông tin. Cùng với quyền hạn và năng lực, người lãnh đạo có vai trò điều hành. Những người lãnh đạo có tài năng luôn được thử thách với thời gian. Đối với họ, việc gắn kết với các thành viên trong nhóm và công ty quan trọng hơn vấn đề về lương bổng. Hai câu chuyện tiêu biểu dưới đây về Tony Hsieh, CEO của Zappos và Mark Bertoline, CEO của công ty bảo hiểm sức khỏe Aetna AET sẽ cho bạn cái nhìn rõ nét nhất về tố chất của những người lãnh đạo tầm cỡ thế giới. Và hãy xem, bạn có thể học hỏi được gì từ họ.
Khả năng đàm phán, thuyết phục tốt
Người lãnh đạo chiến lược luôn khiến ý kiến của họ được lưu tâm và tán thành, dù ý kiến của họ không thuộc về số đông. Họ luôn làm những thứ mà họ cho là đúng, cho dù chúng nguy hiểm.
Tony Hsieh, CEO của Zappos là một ví dụ điển hình. Anh là người duy trì một triết lý về nguồn nhân lực vô cùng độc đáo. Hsieh đưa ra một “lời mời” cho những người làm mới và anh gọi mô hình này có tên Holacracy. Họ có thể nhận được một khoản trợ cấp 2 nghìn đô la mỹ thay vì trở thành nhân viên của công ty Zappos. Đây được coi là mô hình quản trị không cần sếp hoặc đặt cược vào nhân viên. Hiệu quả của mô hình này là anh đã tìm được những nhân viên thực sự chủ động trong công việc và làm việc sáng tạo. Chỉ sau 2 năm áp dụng mô hình quản lý này, Zappos đã đạt được kết quả vượt trội mà các công ty thường phải mất 5 năm để cán đích.
Tony Hsieh, CEO của Zappos
Biết cách tạo động lực cho nhóm
Người quản lý chính là cầu nối giữa các nhân viên và bộ phận trong công ty. Chiếc cầu này vững chắc sẽ cho phép các hoạt động của công ty được thông suốt. Nói theo cách khác, người lãnh đạo phải là người tạo động lực cho toàn thể nhân viên để họ không ngừng sáng tạo, đam mê công việc và cống hiến. Đầu ra và hiệu suất thể hiện với năng lực và động lực của người lao động. Nếu bạn là một người lãnh đạo, chỉ yêu cầu nhân viên làm việc tốt thì chưa đủ. Điều quan trọng hơn bạn cần làm trước đó là làm tấm gương sáng hoặc truyền cảm hứng cho họ. Bạn cần hợp tác, chia sẻ thông tin, gắn kết mọi người với nhau và cho họ biết rằng họ được đánh giá cao.
Mark Bertoline, CEO của công ty bảo hiểm sức khỏe Aetna AET
Mark Bertoline, CEO của công ty bảo hiểm sức khỏe Aetna AET là một ví dụ. Sau tai nạn trượt tuyết, Bertolini đã thay đổi bản thân rất lớn. Thay vì dùng đến thuốc giảm đau, anh dùng các biện pháp điều trị tự nhiên như tập yoga, châm cứu, ngồi thiền… Sau đó, Bertolini biến phương pháp phục hồi sức khỏe của mình thành một phần của văn hóa doanh nghiệp tại Aetna. Ở đó, các nhân viên được học các lớp yoga và thiền miễn phí, cùng các lợi ích khác. Bertolini cũng giúp nhân viên của mình hiểu về cách sống một cuộc sống lành mạnh hơn. Theo cách này, Bertolini đã trở thành một một nhân vật điển hình. Câu chuyện của anh được nhiều người biết đến. Kể từ khi tiến hành những thay đổi trên, chứng khoán của công ty Aetna đã phát triển mạnh.
Nguyễn Mai – Nguồn: Forbes
Xem thêm:
8 lý do ngớ ngẩn khiến bạn trượt phỏng vấn xin việc
Cay đắng vì bị trưởng phòng lừa mất “cái ngàn vàng”
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.