Hệ thống mới cung cấp năng lượng mặt trời 24/7

Hệ thống mới cung cấp năng lượng mặt trời 24/7

Một hệ thống mới được thiết kế bởi các nhà khoa học thuộc Học viện Công nghệ Masachusette (MIT) có thể cung cấp nguồn điện ổn định trong suốt 24 giờ/ngày trong mọi điều kiện thời tiết.

Hệ thống mới cung cấp năng lượng mặt trời 24/7

Sơ đồ cho thấy sự sắp xếp lý tưởng của một thùng muối nóng chảy được sử dụng để lưu trữ nhiệt lượng mặt trời, đặt tại một sườn đồi, có thể được phủ bằng một loạt các gương có thể xoay chuyển nhằm tập trung ánh sáng chiếu xuống bể chứa (Nguồn: Physorg)

GS Alexander Slocum cùng các cộng sự tại MIT đã tạo ra một hệ thống kết hợp sưởi ấm và lưu trữ nhiệt trong một thùng chứa giữ nhiệt đặt trên mặt đất thay vì đặt trên một cái tháp.

Thùng chứa này sẽ thu nhận ánh sáng tập trung qua một khe hở nhỏ phía trên và chiếu vào tấm kim loại nằm ngang để đốt lớp muối phía dưới.

Khi muối được đốt nóng trong những ngày có ánh nắng, nhiệt lượng sẽ dần di chuyển xuống phía dưới đốt nóng lớp muối tiếp theo. Nước lưu thông quanh bể chứa được muối đốt nóng sẽ bốc hơi nước và làm quay tua bin cung cấp điện bất cứ khi nào cần thiết.

Hệ thống mới có tên CSPonD (Năng lượng mặt trời tập trung theo yêu cầu) và sẽ bền hơn so với hệ thống năng lượng mặt trời hiện tại.

CSPonD được báo cáo chi tiết trong một bài báo của Tạp chí Năng lượng mặt trời, sẽ sử dụng hàng loạt các tấm gương nằm dọc sườn đồi nhằm tập trung ánh sáng đốt nóng muối trong bể chứa. Hệ thống có thể sẽ “rẻ và ít linh kiện”, Alexander Slocum cho biết.

Nhóm nghiên cứu đã áp dụng thử nghiệm CSPonD trên những sườn đồi gần White Sands và Hồ China thuộc California. Bằng cách tập trung ánh sáng vào 2 bể lớn có chứa muối kali natri nitrat, mỗi bể có thể cung cấp 20 MW điện đủ cho 20.000 hộ dân trong suốt 24 tiếng.

Hệ thống có thể lưu trữ đủ nhiệt, tích luỹ hơn 10 ngày kể từ ngày có nắng, để tạo ra điện trong những ngày nhiều mây.

Chi phí cho điện năng lượng mặt trời từ khoảng 7-33 cent/1KW. Đây là mức giá thấp và có thể cạnh tranh với các nguồn điện thông thường.

 

Theo Đất Việt