Hiện thực hóa viễn tưởng

Năm qua, một lần nữa nhân loại chứng kiến hiện thực bắt kịp trí tưởng tượng vốn chỉ xuất hiện trong phim khoa học viễn tưởng.

Vào năm 1945, Arthur C. Clarke đã gửi thư cho Tạp chí Wireless World, trong đó vẽ chi tiết hệ thống vệ tinh viễn thông địa tĩnh mà sau này đóng vai trò chủ chốt trong mọi hoạt động của thế giới. Trong khi tiểu thuyết gia người Mỹ Isaac Asimov luôn đề cập đến các robot hình người, dù phiên bản hoàn hảo trong tiểu thuyết chuyển thể thành phim I, Robot vẫn chưa xuất hiện trên thực tế. Sau đây là những lần khoa học viễn tưởng hội ngộ hiện thực.

Cyborg

Thuật ngữ “cyborg” (tức nửa người nửa máy) đã được giới thiệu vào năm 1960, khi hai nhà khoa học Manfred E. Clynes và Nathan S. Kline đề cập trong chuyên san Astronautics. Kể từ đó, các cyborg xuất hiện nhan nhản trong nhiều bộ truyện viễn tưởng, như nhân vật Borg trong loạt phim Star Trek (Du hành đến các vì sao), Darth Vader trong Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao). Vào năm 2012, lần đầu tiên một phụ nữ bị liệt có khả năng dùng não điều khiển cánh tay robot cho việc ăn uống.

Cho đến nay, cyborg vẫn không giống như các phiên bản trong phim ảnh, do chúng vẫn phải được kết nối thông qua điện cực gắn trên não. Tuy nhiên, đây vẫn là một bước tiến dài trong nỗ lực phát triển cyborg.

Hiện thực hóa viễn tưởng

Viễn tải và truyền thông lượng tử

Trong khi vẫn chưa thể “bao bọc và dịch chuyển” một vật thể đi đến nơi mình muốn như trong phim Star Trek, nghiên cứu mới cho thấy các chuyên gia đã có thể chuyển các photon từ nơi này sang nơi khác. Viễn tải lượng tử đôi lần đã được thực hiện trong phòng thí nghiệm, nhưng khoảng cách dịch chuyển chỉ vài mét. Trong năm 2012, kỷ lục mới là 143km. Bên cạnh viễn tải, các nhà khoa học lần đầu tiên chế tạo internet lượng tử. Việc chuyển photon qua nhiều cây số có thể thiết lập một hệ thống viễn thông không bị tin tặc tấn công hoặc bị nghe lén.

Ngăn chặn bệnh di truyền

Kiến trúc di truyền nhằm kiến tạo một con người hoàn hảo hơn là chủ đề liên tục lặp lại kể từ khi nhà văn người Mỹ Aldous Huxley ra mắt cuốn Brave New World (Một thế giới dũng cảm) vào năm 1931, dù lúc đó nhận thức của nhân loại về ADN vẫn còn sơ khai. Đến năm 2012, người ta chứng minh được các bệnh liên quan đến ti thể. Cứ khoảng 200 người lại có 1 người bị rối loạn ti thể – nhà máy năng lượng của tế bào.

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể chuyển nhân ADN của một tế bào trứng ở người sang tế bào trứng khác. Hai nhóm chuyên gia khác nhau đã tìm được cách riêng để cấy nhân giữa các tế bào trứng người, tách được ADN của ti thể, vốn truyền từ mẹ sang con. Phát hiện này có nghĩa là những rối loạn ti thể có thể được chữa trị trước khi đứa bé tượng hình. Tuy nhiên, kỹ thuật trên không giúp gì cho việc khắc phục các hội chứng như Down, vốn liên quan đến nhân ADN.

Máy dịch phổ thông

Hầu hết những nhà du hành vượt thời gian/không gian trong phim ảnh viễn tưởng đều không gặp rắc rối khi nói chuyện với sinh vật ngoài hành tinh vốn dường như hết sức thông thạo tiếng Anh! Tất cả là nhờ vào máy chuyển ngữ liên ngân hà. Trong khi có thể không giúp gì được cho các nhà du hành vũ trụ, một số phần mềm và thiết bị dịch trực tiếp đã ra đời, và thậm chí Microsoft còn giới thiệu máy dịch sử dụng giọng nói của chính người đó và chuyển sang ngôn ngữ cần dịch. Hãng NTT DoCoMo có phần mềm dịch tự động, còn Google cũng có ứng dụng chuyển ngữ qua smartphone.

Kính vi tính các độc giả của truyện

Accelerando ắt hẳn phải vô cùng nóng lòng chờ đợi Google chính thức tung ra sản phẩm Google Glasses, kính sử dụng công nghệ tương tác thực. Trong cuốn tiểu thuyết của nhà văn Charles Stross, nhân vật Manfred Macx mang theo dữ liệu và ký ức trên cặp kính kết nối với internet. Google Glasses cho phép người đeo truy cập thông tin, lướt web và tương tác với đời sống hằng ngày thông qua camera điện tử đeo trước mắt.

 

Theo Thanh Niên