Trẻ viêm tai giữa – Đừng chủ quan

Trẻ viêm tai giữa – Đừng chủ quan

Nếu như bé yêu nhà bạn bị viêm tai giữa, bạn đừng chủ quan bởi tất cả những điều này có thể ảnh hưởng đến trẻ sau này. Điều trị không đúng cách và kịp thời thì hậu quả sẽ rất trầm trọng.

Một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em chính là bệnh viêm tai giữa. Bị bệnh này, nếu không điều trị triệt để thì bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ví như viêm màng não, áp xe não, gây liệt dây thần kinh số 7.

Đối tượng trẻ em thường mắc bệnh viêm tai giữa nhất là từ 6 tháng tới 3 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do viêm VA lan vào vòi nhĩ, làm cho vòi nhĩ bị viêm và tắc lại. Với trẻ em thì vòi nhĩ ngắn hơn và khẩu kính lớn hơn ở người lớn nên vi khuẩn và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa. Thêm vào đó, hệ thống niêm mạc đường hô hấp lại nhạy cảm, dễ phản ứng với những kích thích bằng hiện tượng xuất tiết dịch nên dễ dẫn đến viêm tai giữa.

Nếu như trẻ bị viêm tai giữa cấp còn có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương… ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ, có khả năng dẫn đến điếc. Vì vậy, ngay từ giai đoạn ủ bệnh cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị. Được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách thì bệnh sẽ khỏi sau 1-2 tuần và không có di chứng để lại. Các bác sĩ sẽ dùng kính hiển vi điện tử để chích một lỗ nhỏ ở màng nhĩ , sau đó sẽ đặt vào đó một ống thông nhỏ. Ống thông khí xuyên qua màng nhĩ sẽ hút sạch dịch nhầy quánh trong hòm nhĩ ra ngoài và lưu ống thông khí tại chỗ để dịch có thể tự chảy ra ngoài.

Nếu như viêm tai quá nặng thì phải tiến hành nạo VA nếu có chỉ định của bác sĩ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu bị viêm tai giữa, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại chuyên khoa tai mũi họng ở các bệnh viện chứ không nên tự chữa bệnh cho trẻ ở nhà vì bệnh này rất nguy hiểm và có thể tái phát nhiều lần nếu không điều trị dứt điểm.

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.