Nhân trần từ lâu đã trở thành cây thuốc trị mát gan, thanh nhiệt phổ biến. Tuy nhiên, nhân trần còn hiệu quả trong chữa trị nhiều loại bệnh khác. Khi sử dụng nhân trần làm cây thuốc chữa bệnh, người dùng cũng cần lưu ý một số tác hại không ngờ của vị thuốc quý này.
-
1
Lợi ích của cây nhân trần
– Theo Đông y, nhân trần có vị hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng chữa thanh nhiệt, lợi mật, tiểu tiện bất lợi, viêm loét da do phong thấp.
– Theo y học hiện đại, nhân trần có tác dụng thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, làm hạ huyết áp, thúc đẩy tuần hoàn, giải nhiệt, giảm đau và chống viêm. Nhân trần còn có khả năng ức chế một số vi khuẩn như tụ cầu vàng, thương hàn, phó thương hàn, mủ xanh, e.coli, lỵ, song cầu khuẩn gây viêm não, viêm phổi và một số loại nấm, cải thiện công năng miễn dịch và ức chế trực tiếp sự tăng sinh của tế bào ung thư.
– Người không bị bệnh cũng có thể sử dụng nhân trần như một loại thực phẩm chức năng có giá thành thấp để giải khát, làm mát gan, giải độc, chống suy nhược, mệt mỏi.
-
2
Pha chế nhân trần theo từng công dụng
Pha trà giải nhiệt
Có thể dùng nguyên nhân trần hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác như rau má, râu ngô … hãm nước sôi hoặc đun với sôi nước, uống nóng hoặc uống lạnh đều được.
Chữa kém ăn
Nhân trần 12g, kim tiền thảo 10g, cam thảo nam 10g (các vị thuốc này dùng cả cây trừ rễ). Rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước. Đun sôi cho đến khi còn khoảng 100m thì uống. Nên uống làm 2 lần trong ngày, sau bữa ăn.
Dùng cho phụ nữ sau sinh
Nhân trần 8g sắc với mần tưới 20g, mạch môn 20g, ngải cứu 10g, rẻ quạt 4g, vỏ bưởi đầu khô 4g, tất cả cho vào sắc uống. Sử dụng mỗi ngày 1 thang.
Điều hòa kinh nguyệt
Nhân trần 12g, ích mẫu 12g, lá đuôi lươn 10g, bạch đồng nữ 10g, rễ gắm 8g, nghệ đen 6g. Sắc thuốc hoặc nấu thành cao lỏng. Nên uống hết trong ngày.