<img alt="Khoảnh khắc nhật thực độc đáo ở Sài Gòn” height=”400″ src=”https://chamecuacon.com/home/wp-content/uploads/2017/10/dxS0rj_15191_chamecuacon.jpg” width=”600″ />Tại Việt Nam, vào lúc 7h00 hiện tượng nhật thực một phần xuất hiện. Đến 7h10 mặt trăng bắt đầu che dần mặt trời.
7h23, một đám mây bay ngang khiến nhật thực càng thêm phần kỳ ảo.
Nhật thực đạt cực đại che phủ 50,6 % lúc 7h39 qua cột cờ Thủ Ngữ hơn 200 năm tuổi của Sài Gòn.
Nhật thực lúc 7h40 qua cột đèn cổ trên Bến Nhà Rồng.
Để quan sát được, người xem phải dùng thiết bị để tránh bị chói mắt dẫn đến mù lòa.
Nhật thực lúc 7h54 trên nóc tháp chuông cổ của Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài Gòn.
Nhật thực qua nhà thờ cổ nhất Sài Gòn hơn 130 năm tuổi.
Nhật thực lúc 7h57 qua nóc toà nhà Vincom, quận 1.
Nhật thực qua tượng Đức Mẹ Hòa Bình trước Quảng trường Công xã Paris
Nhật thực trên nóc tòa nhà Bưu điện Thành phố.
Nhật thực lúc 8h05 qua hàng rào cổ.
Nhật thực qua tòa tháp truyền tin của Bưu điện TP HCM.
Nhật thực là hiện tượng khi Trái Đất, mặt trăng và mặt trời thẳng hàng trên một mặt phẳng và mặt trăng đi vào giữa trái đất và mặt trời, che phủ một phần hay toàn bộ ngôi sao gần nhất.
Nhật thực toàn phần về cơ bản chỉ kéo dài vài phút, theo Mitzi Adams, nhà thiên văn học mặt trời NASA của trung tâm hàng không vũ trụ Marshall ở Huntsville, Ala. Ít nhất là 2 hoặc thậm chí 5 lần nhật thực diễn ra trong một năm. Một số là nhật thực hình khuyên – thuật ngữ chỉ mặt trăng bao phủ phần lớn mặt trời. Nhật thực toàn phần không nhiều hơn 2 lần.
Nhật thực một phần tại TP.HCM ngày 9/3 là đợt quan sát được nhiều nhất sau 21 năm, kể từ nhật thực toàn phần xảy ra ngày 24/10/1995 tại Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Tại thời điểm đó, dải đất từ Phan Thiết đến Bình Phước quan sát được 100% nhật thực, TP.HCM quan sát được 98%.
Nguồn: Theo Zing
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.