Bây giờ bạn hãy nghĩ đến tất cả những hình ảnh bạn nhìn thấy hàng ngày, trên newfeed Facebook hay timelines Twitter, trên các website hay các trò chơi, ứng dụng bạn ghé thăm. Từ trước đến nay, các quảng cáo hay truyền thông đã cho thấy giá trị của một hình ảnh thương hiệu, nhưng bây giờ, nó càng phát triển mạnh mẽ nhờ các phương tiện truyền thông xã hội. Nếu được sử dụng đúng cách, hình ảnh có thể gia tăng thêm sự gắn bó của khách hàng sẵn có hoặc khách hàng tiềm năng đối với thương hiệu của bạn.
Hình ảnh thương hiệu và logo có gì khác nhau?
Logo là nhãn hiệu hoặc một biểu tượng và thiết kế logo là bước đầu tiên thiết yếu nhất để xây dựng thương hiệu. Đây là một biểu tượng để một tổ chức có thể dễ dàng nhận diện được, xuất hiện trên đầu văn bản, bảng hiệu, website trực tuyến và ngay cả trên sản phẩm họ bán. Đó là một thiết kế tùy chỉnh và phải là duy nhất để tạo ra sự nhận biết dễ dàng cho khách hàng ngay từ “cái nhìn đầu tiên”.
Ngược lại, hình ảnh thương hiệu là cách bạn xây dựng thương hiệu sự thẩm mĩ cho thương hiệu. Những hình ảnh này có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức, từ bảng quảng cáo đến các hình ảnh trên Instagram, các trang web. Cho dù là hiện đại hay truyền thống, đơn giản hay phức tạp, gọn gàng hay sắc nét, những hình ảnh này không chỉ đơn giản là hình ảnh – chúng truyền tải cảm xúc cho người xem (được gọi là “cảm xúc thương hiệu”). Điều này thường xảy ra ở mức độ phi vật thể, xây dựng niềm tin theo thời gian qua việc tiếp xúc nhiều lần.
Nói một cách đơn giản hơn: hãy xem hình ảnh thương hiệu như một cơ hội giao tiếp với khách hàng tiềm năng của bạn. Cho họ thấy bạn là ai, tại sao họ nên tin tưởng bạn và làm thế nào – nếu họ chọn sản phẩm của bạn – bạn sẽ làm cho cuộc sống của họ trở nên đơn giản hơn và tốt hơn.
Làm thế nào để tạo ra những hình ảnh tốt nhất?
Hãy nghĩ tới những vị khách hoàn hảo của bạn: điều gì quan trọng với cô ấy? Ngày hôm nay của cô ấy sẽ như thế nào? Nếu bạn có thể hình dung được người đó và họ muốn gì, bạn có thể tạo ra những hình ảnh tốt hơn để khách hàng của bạn có thể phản hồi. Hiểu và thừa nhận đối thủ cạnh tranh của bạn và làm việc để tạo sự khách biệt với họ.
Ví dụ, mặc dù cả Mercedes và Dodge đều đang cố gắng bán cùng một sản phẩm, nhưng họ lại đang cố bán cho hai đối tượng khác nhau. Trong quảng cáo của Mercedes, những chiếc xe thường có màu bạc và được đặt trong môi trường đô thị, với các phông chữ serifed gọn gàng. Màu sắc và môi trường tạo nên sự sang trọng, sự tự tin và công nghệ. Trong khi đó, Dodge chọn sử dụng xe ô tô màu đỏ và thường đặt những chiếc xe của họ trên các đường đua, với các phông chữ đậm, nặng nề, serif, để bán ý tưởng rằng chiếc xe của họ nhanh, mạnh mẽ và phóng khoáng.
Làm thế nào các công ty này có thể hướng cùng một sản phẩm (ô tô) tới hai đối tượng nhân khẩu học khác nhau?
Câu trả lời ngắn gọn: design.
Cần suy nghĩ cẩn thận về màu sắc, các thành phần, typography, nội dung và cách chúng phối hợp với nhau để tạo ra những “tâm trạng” khác nhau. Tìm hiểu các khái niệm cơ bản về lý thuyết màu sắc và typography để thấu hiểu những gì mà hình ảnh của bạn gửi gắm.
Hiểu đối tượng sẽ cho phép bạn chọn được các yếu tố thiết kế để tập trung vào đó. Nhưng không phải sự tập trung này sẽ tạo ấn tượng được với tất cả mọi người. Hãy thử hai hoặc ba kiểu khác nhau và đăng hình ảnh lên tài khoản Instagram của bạn và xem cái nào được phản hồi nhiều nhất.
Đó có nhất thiết phải là photography hay không?
Mặc dù photographs là hình ảnh thương hiệu phổ biến nhất, nhưng nhiều công ty hiện đại đã phát triển thương hiệu của mình xoay quanh illustration. Vì lòng trung thành chỉ đến từ tính xác thực, ai lại không muốn nhìn thấy một hình tượng illustration bất ngờ thay vì những kho hình ảnh nhàm chán khác?
Những hình ảnh thương hiệu thành công là gì?
Hình ảnh thương hiệu thành công xây dựng một sự tường thuật cả bên trọng nội bộ và cộng đồng bên ngoài. Các công ty dựa trên sứ mệnh như TOMS và Patagonia sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để nhắc nhở những người theo dõi họ rằng khi bạn mua sản phẩm của họ, bạn mua được nhiều hơn là chỉ một thương hiệu. TOMS “giữ” thế giới tự nhiên ở bên trong tầm tay bằng cách phối hợp các phông nền nắng với đầy hoa và cây cối phía sau các sản phẩm được sản xuất một cách “có đạo đức”.
Everlane gần đây đã được khen ngợi trên thị trường quần áo phụ nữ cho một sản phẩm mới, có minh bạch cơ bản cả trong cả sản xuất và marketing. Thiết kế của họ đáng yêu và gọn gàng. Họ thường có các chiến dịch như 100% Con người, quyền LGTBQ, và #factoryfridays. Khách hàng mục tiêu của họ đánh giá cao chất lượng, thiết kế chu đáo và muốn biết chính xác nơi sản phẩm đến từ đâu.
Trong cùng một thị trường, Glossier đã xây dựng một thương hiệu trang điểm dựa trên phong cách “un-marketing”. Hình ảnh của họ có xu hướng pha trộn thời trang cao cấp với DIY. Họ khuyến khích người hâm mộ chia sẻ hình ảnh các kệ trang điểm của họ (được gọi là “shelvies”). Khách hàng được khuyến khích tạo ra những bức ảnh hoàn hảo phù hợp với thẩm mỹ của một thương hiệu của công ty.
Cả Glossier và Everlane đã xây dựng thành công các công ty trên cơ sở hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ. Những người trẻ tuổi thích những bức ảnh và sau đó họ sẽ theo dõi thương hiệu này bởi vì họ đã nhìn thấy thẩm mỹ của mình trong thiết kế và giá trị của công ty mang đến cho họ.
Hình ảnh thương hiệu xây dựng danh tiếng của bạn
Hình ảnh thương hiệu thành công có thể xây dựng lòng trung thành của người tiêu dùng thành công hơn việc họ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn vì nó phù hợp với một sở thích hoặc vì họ nhận ra logo của bạn. Họ mua nó vì những giá trị đằng sau nó. Nếu bạn quan tâm đến môi trường bạn sẽ có nhiều khả năng mua một chiếc áo khoác Patagonia; nếu bạn quan tâm đến một chiếc xe sẽ có tuổi thọ lâu bền, bạn có thể mua Toyota. Đây là những tín ngưỡng được tán thành lâu đời.
Xây dựng hình ảnh thương hiệu thành công sẽ giúp bạn nuôi dưỡng một cơ sở những người hâm mộ trung thành nhìn thấy bản thân họ trong thương hiệu. Một khi điều đó xảy ra, họ sẽ vượt qua khái niệm “khách hàng” và sẽ trở thành “đại sứ”, ủng hộ sản phẩm của bạn trong bất cứ khi nào.