Các hố đen luôn có một lực hấp dẫn mạnh khiến ánh sáng có thể bị bẻ cong hoặc biến dạng khi tiếp cận ở khoảng cách gần với nó.
>>> Chiêm ngưỡng lỗ đen nhỏ và trẻ nhất trong vũ trụ
>>>Lần đầu tiên quan sát được sự ra đời của hố đen
Khi quan sát các hình ảnh ở gần lỗ đen, có thể thấy cả bầu trời, ánh sáng chiếu tới nó từ mọi hướng đề bị bẻ cong xung quanh nó. Những bản đồ ánh sáng này được lập nên nhờ các dữ liệu mà kính hồng ngoại 2MASS thu thập được.
Alain Riazuelo, thuộc viện nghiên cứu Institut d’Astrophysique de Paris, cho biết: “Đây là những gì bạn sẽ thấy nếu bạn đi thẳng tới một lỗ đen. Lỗ đen phải có lực hấp dẫn cực mạnh mới có thể bẻ cong được ánh sáng và gây ra các biến dạng hình ảnh như vậy“.
“Gần lỗ đen, bạn có thể thấy cả bầu trời – ánh sáng từ mọi hướng bị bẻ cong xung quanh và tạo thành một vòng tròn“
Một hình ảnh ma quái của ngôi sao HD 49359 trong vòng tròn màu xanh lá cây trên các cạnh của lỗ đen.
Vòng tròn xanh nhạt thể hiện hình ảnh phản chiếu của hai Small Magellanic Cloud. Vòng đỏ tươi cho thấy hình ảnh của Alpha và Beta Centauri. Vòng tròn vàng cho thấy hình ảnh của Gamma Crucis. Hình ảnh của Canopus được thể hiện trong các vòng màu trắng. Sirrius có thể nhìn thấy ở bên trái của lỗ đen (màu nâu).
Những hình ảnh ban đầu của Large Magellanic Cloud.
Hình ảnh đáng ngạc nhiên của một lỗ đen sâu trong không gian.
Theo Bee, Daily Mail