Khả năng kì dị này tại sao lại có? Phải chăng đó là do lưỡi quá dẻo hay sao? Câu trả lời sẽ khiến bạn cực bất ngờ.
Nhìn vào bức hình này, hẳn không ít bạn sẽ thấy thú vị và thử uốn lưỡi để làm thử xem sao.
Hầu hết mọi người đều có thể dễ dàng làm được ít nhất một kiểu ngay từ đầu.
Tuy nhiên, nào có phải ai cũng có được khả năng đặc biệt vậy. Bởi khả năng uốn lưỡi này nếu có cũng vô cùng đa dạng và khác biệt.
Nghiên cứu của các nhà khoa học đã đưa ra con số giật mình, đó là trong số những người có khả năng uốn lưỡi thì chỉ có 63% người cuộn lưỡi lại thành dạng ống, 14% có thể tách lưỡi ra làm đôi, và chỉ có khoảng 1% người tạo hình hoa lưỡi với ba cánh được thôi.
Hầu hết mọi người đều có thể dễ dàng làm được ít nhất một kiểu ngay từ đầu nhưng cũng có người không làm được bất kỳ dạng nào, và tỉ lệ làm hoa lưỡi ở nữ nhiều hơn ở nam một chút.
Bạn có làm được như này không?
Nhưng vì sao có người lại làm được “hoa lưỡi” tài tình này?
Lý do được các nhà nghiên cứu đưa ra là phần cơ bên trong lưỡi như cơ dọc, cơ dưới, cơ ngang hay cơ thẳng đứng – có tác dụng chính là giữ hình dạng cho lưỡi, giúp con người thuận tiện hơn trong việc nói, nuốt và ăn uống.
Tuy nhiên ở những cá nhân có khả năng đặc biệt, chính những cơ này mang lại cho họ khả năng uốn lưỡi thành những hình dạng độc đáo.
Có một sự thật là rất nhiều người trong số chúng ta không nhận ra được mình có khả năng này ngay từ đầu. Như trong một nghiên cứu khác được thực hiện tại Nhật, tỉ lệ trẻ em từ 6 – 7 tuổi có khả năng uốn lưỡi từ 54% đã tăng lên thành 76% khi đạt ngưỡng 12 tuổi. Nghĩa là bằng cách nào đó, có khoảng 20% trẻ đã học được các uốn lưỡi.
Tỉ lệ trẻ em từ 6 – 7 tuổi có khả năng uốn lưỡi từ 54% đã tăng lên thành 76% khi đạt ngưỡng 12 tuổi.
Kết quả của nghiên cứu trên cũng góp phần vào sự tranh cãi rằng liệu khả năng uốn lưỡi có được là nhờ vào di truyền hay không?
Từ trước đến nay, rất nhiều những số liệu thống kê đều cho thấy rằng điều này là đúng và chúng thuộc dạng gene trội xét theo quy luật di truyền của Mendel. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy ngoài vấn đề di truyền, môi trường cũng là một tác nhân ảnh hưởng đến khả năng này.
Ví dụ như người Ấn Độ sẽ có khả năng uốn lưỡi cao hơn các quốc gia khác, nguyên nhân là do sự đặc biệt trong ngôn ngữ của quốc gia này có vẻ đã giúp cơ lưỡi được luyện tập nhiều hơn, vô tình tạo ra một môi trường phụ hợp cho việc “uốn lưỡi”.
Hay những bài kiểm tra trên những cặp anh chị em sinh đôi cũng chỉ ra rằng không phải lúc nào cả hai cũng chia sẻ cho nhau khả năng này.