Hộp đựng thức ăn bằng nhựa liệu có an toàn?

Hộp đựng thức ăn bằng nhựa liệu có an toàn?

Theo Straits Times, một số nhà chức trách và các bác sĩ cho rằng đồ nhựa hiện giờ vẫn an toàn, mặc dù một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng việc tiếp xúc với các hóa chất trong các sản phẩm nhựa gây ảnh hưởng đến hormone, có thể dẫn đến chỉ số IQ thấp, béo phì ở người lớn và vô sinh ở nam cũng như các vấn đề khác.

Hộp đựng thức ăn bằng nhựa liệu có an toàn?

Các nghiên cứu của một nhóm các chuyên gia cho thấy rằng tiếp xúc với chất Bisphenol A hay gọi tắt là BPA – sẽ gây rối loạn hormone và chiếm  20-69% trong số các nguyên nhân gây ra 42.400 trường hợp bệnh béo phì ở trẻ em mỗi năm.

Các nhà nghiên cứu của các trường đại học New York và Harvard cũng ước tính khoảng 70-100% trường hợp giảm IQ có liên quan đến việc phơi nhiễm organophosphate vốn thường được sử dụng để tăng độ dẻo hoặc lỏng của một loại vật liệu.

Tình trạng vô sinh ở nam giới cũng có liên quan tới phthalate – một nhóm hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất nhựa. Nguyên nhân này ước tính gây ra khoảng 40-69% trong 618.000 trường hợp cần được hỗ trợ sinh sản mỗi năm ở châu Âu.

Nghiên cứu này đã được đăng tải trên Tạp chí của Hiệp hội Nội tiết Clinical Endocrinology và Metabolism hồi tháng 3 vừa qua. Đây được cho là nghiên cứu toàn diện nhất từ trước cho đến nay và đã bổ sung thêm các tài liệu về tác hại của các chất gây rối loạn nội tiết.

Chất gây rối loạn nội tiết – endocrine disruptor là một hóa chất tổng hợp. Khi cơ thể hấp thụ vào, nó sẽ phá vỡ các hormone, phá vỡ chức năng bình thường của cơ thể. Chúng có mặt trong các hộp đựng thực phẩm, nhựa, đồ chơi, mỹ phẩm.

Mặc dù nghiên cứu đã rút ra mối liên quan giữa các hóa chất trong sản xuất nhựa với các vấn đề sức khỏe, nhưng ít tài liệu có thể cho thấy sử dụng các đồ nhựa trong mức bao nhiêu và bao lâu thì hóa chất này sẽ ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng.

Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu đã khẳng định rằng không có nguy hiểm sức khỏe khi người tiêu dùng khi tiếp xúc miệng với BPA khi thức ăn được đựng trong hộp nhựa, vì nó nằm dưới mức tiêu thụ chuẩn hàng ngày. 

Tuy nhiên, một số người như quản lý xây dựng Shie Chee Hwa không muốn có bất cứ nguy hiểm nào cho sức khỏe. Ông không tái sử dụng chai nước khoáng bằng nhựa và tránh mua thức ăn nóng đựng trong hộp nhựa. Nhưng ông nói: “Đôi khi chúng tôi không có lựa chọn. Chúng tôi không thể mang theo một chiếc bát khi đi bất cứ đâu.”

Tiến sĩ Abel Soh, một chuyên gia về nội tiết cũng cho rằng mọi người nên tránh dựng những thực phẩm ấm trong các hộp nhựa hoặc sử dụng chúng để đựng các loại thực phẩm béo, vì các hóa chất ảnh hưởng tới nội tiết sẽ tích lũy trong chất béo. Theo ông, chúng ta nên sử dụng đồ nhựa có chứa BPA càng ít càng tốt.

 

Thụy Du – (Dịch theo AO)

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.