Hướng dẫn bài thuốc từ cây gừng gió

7 công dụng của mãng cầu xiêm không phải ai cũng biết

Gừng gió còn gọi là riềng dại, riềng gió, ngải xanh, ngải mặt trời. Là loại cỏ cao 1-1,3m, thân rễ củ, phân nhánh, ruột màu vàng nhạt. Lá mọc sít, gần như không cuống. Hoa màu vàng.

  • 1

    Chữa chứng trúng gió bị ngất: Gừng gió  30g(khô)- giã nhuyễn, thêm rượu trắng 10ml- chắt lấy nươc uông, 2 lần/ngày

  • 2

    Chữa chân tê lạnh: Gừng gió   30g- giã nhuyễn, thêm rượu 5ml,  chưng nóng, xoa xát khắp người và chân, 2 lần/ngày, 5-7 ngày.

  • 3

    Chữa suy dinh dưỡng, thiếu máu, làm ăn ngon, ngủ tốt, da dẻ hồng hào: Gừng gió    350g, đương quy  50g – thái nhỏ, phơi khô tán bột, thêm ít mật ong, làm tễ 5g/viên; uống 10g/ngày sau bữa ăn.

  • 4

    Thông mật, ngừa chuyển ung thư, chữa xơ gan cổ trướng (không phải do viêm gan siêu vi B,C): Gừng gió  500g,  cây xạ đen 200g, nhân trần 200g – tán bột, uống 10g/lần, 2 lần/ngày, hết thuốc là một đợt, nghỉ 10 ngày, uống tiếp đợt khác, kiểm định kết quả điều trị tại bệnh viện. Chú ý: ăn nhạt, kiêng rượu bia…

  • 5

    Thuốc đắp cầm máu vết thương:  Gừng gió  10g, lá chàm mèo 10g- giã nhuyễn, đắp.

  • 6

    Chữa bị thương ứ máu, đơn độc sưng tấy: Gừng gió 15g, nghệ vàng 15g, nghệ đen 15g- giã nhuyễn, thêm giấm ăn 150ml, vắt lấy nươc uống, 1-2 lần/ngày, 3-5 ngày. Bã thuốc- chưng nóng, đắp vào nơi đau.