Nếu bạn mới học may và chưa thành thạo về các đường may thì đừng vội lo lắng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ và biết cách may các đường may tay một cách chuẩn nhất.
Dù bạn là người đã thành thạo trong may vá hay mới may đôi khi cũng cần đến những lý thuyết hướng dẫn cụ thể như các đường may tay cơ bản này.
Các đường may tay cơ bản sẽ giúp bạn linh hoạt hơn khi may đồ, đặc biệt khi máy may có vấn đề hoặc là không cần dùng đến máy. May tay cũng giúp các chị em tiện lợi trong việc sửa lại những lỗi trong đồ khi mua về hoặc theo thời gian và cách sử dụng mà chúng bị hỏng.
Kiến thức may vá là vô biên, vì vậy để may được một sản phẩm đẹp và thực hiện quá trình may dễ dàng hơn hãy tranh thủ “lượm” những kiến thức như này để áp dụng nhé!
>> Tự học cắt may cơ bản cho người mới ‘chưa biết gì’ (p1)
>> Cách cắt may cơ bản cho người mới chi tiết nhất (P2)
-
1
Chuẩn bị trước khi may
Chỗ ngồi may thoáng mát để tạo sự thoải mái trong khi làm việc. Bên cạnh đó, ánh sáng cần có cường độ chiếu vừa đủ tương đương độ sáng ban ngày. Đối với vải sáng màu có thể giảm 20-40%. Ngược lại, khi may hàng vải sẫm màu cần tăng thêm 20-40%.
Bạn cần thực hiện xâu chỉ vừa đủ dùng, và cầm kim bên tay thuận, ngón cái và ngón trỏ kẹp đuôi kim tì vào đê.
Để thực hiện các đường may tay cơ bản này, đầu tiên bạn cần chuẩn bị kỹ càng trước khi may
-
2
Mũi lược
Mô tả và công dụng: mũi lược chỉ có tính cách tạm thời , nhằm mục đích ổn định vị trí phần vải sắp may và sau khi sản phẩm may hoàn tất các bạn học cắt may cần tháo bỏ chỉ lược đi.
– Mũi lược may thưa và dài , không yêu cầu may kỹ và đẹp mà chỉ cần may nhanh để giúp cho lần may chính thức được thuận lợi và chính xác.
Cách thực hiện khi học cắt may mũi lược:
– Sắp xếp các phần vải vào trị muốn may.
– May lược trên vải : mũi kim ghim xuống vải cách xa nhau khoảng 0,5cm đến 1cm đường may từ phải sang trái , may nhiều mũi cùng một lúc rồi mới kéo kim lên khỏi mặt vải .
– Đường may lược không trùng với đường may chính thức.
Yêu cầu kỹ thuật:
– May lược phải giữ chắc được các phần vải vào vị trí muốn may.
– Mũi may không cần đều vì khi sản phẩm loàn tất , phần chỉ lược sẽ được tháo bỏ đi khỏi sản phẩm.
Mũi đầu tiên trong các đường may tay cơ bản là mũi lược
-
3
May mũi tới
Mô tả và công dụng:
– Mũi tới thường được sử dụng trong nhiều trường hợp , các bạn học cắt may nên nhớ mũi tới được dùng đặc biệt trong may nối , các mũi may mắn , cách khoảng và đều đăn.
– Bề trái và bề mặt của mũi may giống nhau.
Cách thực hiện:
– May giống như mũi lược, nhưng khoảng cách giữa các mũi ngắn hơn, khoảng 1mm
Yêu cầu kỹ thuật
– Đường may thẳng , không nhăn vải.
– Mũi may ngắn, đều đặn.
Mũi thứ 2 trong các đường may tay cơ bản là mũi tới
-
4
May đột khít
Mô tả và công dụng
– Mũi đột khít có các mũi may liền cạnh nhau, bền chắc và thực hiện chậm hơn mũi tới vì phải may từng mũi một.
-Mũi đột khít thường được dùng trong may nối hoặc may viền như viền bọc mép…
Cách thực hiện
-Mũi kim ghim xuống mặt vải theo tứ tự 1,2,3… khoảng cách giữa 1-2 bằng khoảng cách giữa 1-3 và bằng 1mm.
-Khi học cắt may mũi đột khí bạn nhớ kéo chỉ vừa phải để không nhăn vải.
Yêu cầu kỹ thuật:
– May thẳng hàng, các mũi may trên bề mặt vải ngắn và đều đặn
– Vải không nhănTiếp theo trong các đường may tay cơ bản là mũi đột khít
-
5May mũi đột thưaMô tả và công dụng:
– Mũi đột thưa thực hiện giống như mũi đột khít, nhưng các mũi may ở trên bề mặt cách rời nhau.
– Mũi đột thưa cũng thường được dùng trong may nối.
Cách thự hiện:
– Mũi kim ghim xuống vải theo thứ tự 1,2,3… nhưng khoảng cách 1-3 dài hơn khoảng cách 1-2.
– Khoảng cách 1-2 bằng 1mm, khoảng cách giữa 1-3 bằng 2mm.
Yêu cầu kỹ thuật
– Đường may thẳng, vải không nhăn
– Mũi may ngắn, cách khoảng đều nhau
Bên cạnh các đường may tay cơ bản đột khít là mũi đột thưa
-
6
May vắt mí gấp mép
Cách thực hiện:
– Gấp mép vải 2 lần, lược một đường thưa để vải nằm
– Thực hiện ở bề trái vải, từ bên phải sang bên trái. Đâm kim lên sát mép vải gấp tại điểm (a)
– Đâm kim xuống tại điểm (b) cách điểm (a) 0,5cm, đẩy kim lên tại điểm (c) và điểm (a’) cùng một lúc. ĐIểm (b) và điểm (c) cách nhau một canh chỉ vải.
– Thực hiện cho đến hết đường may.
Các mũi may tay cơ bản với mũi vắt mí gấp mép không mối vải
Yêu cầu kỹ thuật: Các mũi may đều nhau, không nhăn vải
Ứng dụng: Mũi may gấp mép thường được dùng để vắt gấu quần, gấu áo, nẹp áo…
Mũi vắt mí gấp mép có mối vải
-
7
May vắt hàng rào
Cách thực hiện:
– Gấp mép vải hai lần hoặc vắt sổ, lược một đường thưa để vải nằm.
– Thực hiện vắt đường vắt từ trái sang phải ạp thành các mũi chỉ đan chéo nhau ở bề trái vải. Ghim kim từ điểm (a) sang điểm (b) ở lớp vải trên và từ điểm (c) sang điểm (d) ở lớp vải dưới sát mép vải trên.
– Thực hiện cho đến hết đường may
Yêu cầu kỹ thuật: Khoảng cách giữa các mũi may đều nhau. Các mũi may ở bề mặt nhỏ và nhuyễn
Ứng dụng: Vắt các loại hàng dày không gấp mép cho êm. Vắt gấp mép lai áo, nẹp áo, lai quần…
Các mũi may tay cơ bản với mũi vắt hàng rào
-
8
May luồn
Cách thực hiện
– Gấp mép vải hai lần, lược một đường thưa cho nếp vải nằm
– Thực hiện ở bề trái cảu vải, bắt đầu từ bên tay phải sang bên trái. Luồn kim vào bên trong mép và ỉ gấp, may mũi lược chìm. Mũi may nhỏ khoảng 1-2 sợi chỉ vải và cách nhau khoảng 3-5mm
Yêu cầu kỹ thuật
– Mũi may đều nhau và thẳng hàng
– Đường may ở bề mặt vải thật nhỏ, không thấy rõ. Bề trái vải không lộ đường chỉ.
– Đường may thẳng, không nhăn vải
Ứng dụng: Mũi luồn được ứng dụng để may viền tà áo, lai áo bà ba, áo dài…
Mũi cuối trong các mũi may tay cơ bản là mũi may luồn
Các đường may tay cơ bản hay còn gọi là mũi khâu sẽ giúp bạn sửa lỗi quần áo, khâu một số đồ như túi xách, khâu ráp tay áo…một cách linh hoạt. Chỉ với các đường may tay cơ bản nhưng ít ai có thể biết hết để tận dụng sao cho thật hiệu quả.
Vậy hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn và chúc các bạn thực hiện thành công nhé!
Bên các đường may tay cơ bản này, trong chuyên mục handmade cũng có rất nhiều các kiến thức may vá, học may vá cơ bản khác cùng các mẫu chart may vá cho bạn tham khảo thêm đấy. Hãy cùng bỏ túi để có thể may vá được nhiều món đồ đẹp nhé!