Ngày Tết không chỉ ăn uống thất thường, sinh hoạt bị đảo lộn mà còn có những chuyến đi chơi xa gây rối loạn sức khỏe. Ngoài việc sắm thực phẩm Tết, các gia đình có con nhỏ cũng nên chuẩn bị một số loại thuốc thông dụng cần thiết để sử dụng ngay.
Thuốc dùng ở nhà
-
1
Thuốc hạ sốt:
Đây là loại thuốc không thể thiếu nếu gia đình bạn có trẻ em. Dược sỹ Thu Hà, BV Nhi đồng 1 TP HCM khuyến cáo loại thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt an toàn cho trẻ là Acetaminophen (hay còn có tên là Paracetamol). Thuốc có nhiều dạng dùng như: Dạng gói bột, dạng viên hoặc dạng viên tọa dược. Liều dùng có thể được tính như sau: 10 – 15 mg thuốc cho mỗi kí lô cân nặng. Ví dụ: Trẻ nặng 10 kg có thể dùng lượng thuốc từ 100 – 150 mg. Nếu trẻ còn sốt hoặc đau có thể lặp lại liều tương tự sau 4 giờ, ngày dùng không quá 4 lần.
-
2
Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa:
Theo dược sỹ Thu Hà, rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp trong dịp Tết nhưng phổ biến ở trẻ em. Khi trẻ ăn nhiều bánh mứt hoặc các thức ăn chế biến sẵn để lâu ngày dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như: Tiêu chảy, đau bụng, ói… Tuy nhiên, tiêu chảy cũng là một cách giúp tống hết chất độc trong cơ thể ra ngoài do đó tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho bé.
Do tiêu chảy và nôn ói làm cho trẻ mất nước nhiều nên cần chuẩn bị một số dung dịch bù nước ở dạng gói bột như Hydrite và Oresol giảm thấm thấu (khác với Oresol cũ có độ thẩm thấu cao, 1 gói pha với 1 lít nước). Mỗi gói này pha với 200ml nước chín, cho trẻ uống bù từ 30 – 50ml dung dịch đã pha sau mỗi lần đi tiêu lỏng hay ói. Bạn cũng có thể lựa chọn loại dung dịch bù nước và muối dạng pha sẵn có bán trên thị trường.
Các gia đình có con nhỏ cũng nên chuẩn bị một số loại thuốc thông dụng cần thiết trong ngày Tết.Ngoài ra, có thể chuẩn bị thêm một loại men tiêu hóa, giúp ổn định hệ vi khuẩn đường ruột cho bé. Nên lựa chọn các chế phẩm chứa vi khuẩn Lactis như : Lactobacillus, Streptococcus.
Nếu sau 2-3 ngày trẻ vẫn không có dấu hiện thuyên giảm hoặc bệnh trở nặng hơn, nên đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám kịp thời. Trong trường hợp trẻ bị táo bón, bạn có thể chuẩn bị thuốc bơm glycerin, bơm vào hậu môn. Thuốc có tác dụng bôi trơn và làm mềm phân.
-
3
Thuốc trị khó tiêu, đầy bụng:
Ngày Tết ăn uống thất thường có thể khiến bạn khó tiêu, đầy bụng. Bạn có thể trữ thuốc kháng acid có chứa chất chống đầy hơi Simethicon (Simelox) hoặc thuốc làm tăng nhu động dạ dày domperidon (Motilium-M), metoclopramid (Primperan). Hoặc có thể thái vài lát gừng cho vào nước trà nóng uống để giảm bớt triệu chứng khó chịu này.
Trường hợp bị trướng bụng, có thể áp dụng biện pháp dân gian là dùng 1-2 tép tỏi giã nhỏ đắp lên rốn, để trong 2 phút thì bỏ tỏi ra sẽ cải thiện được tình hình.
Thuốc mang khi đi chơi
-
1
Thuốc dị ứng:
Cần chuẩn bị thêm một số thuốc chống dị ứng như: Chlopheniramin, polaramin trong trường hợp trẻ bị dị ứng do ăn phải thức ăn lạ, hoặc bị dị ứng do côn trùng cắn.
-
2
Nếu say rượu, nôn ói,
Bạn có thể uống nước trà chanh pha đường, muối hoặc uống nước đậu xanh xay nát (còn cả vỏ).
-
3
Thuốc chống say tàu, xe:
Với những bé bị say tàu xe, có thể chuẩn bị thêm thuốc chống say tàu xe như: Diphenylhydramin, cinnarinzine, promethazine. Nên cho bé dùng trước khi lên xe ít nhất 30 phút. Các thuốc trên đều không nên sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.
Ngoài ra nên mang theo một số thuốc dùng ngoài như: Povidine (sát trùng ngoài da), nước ôxy già, bông băng, nhiệt kế, thuốc nhỏ mắt và mũi Natri Clorua 0,9%.
-
4
Thuốc trị vết thương ngoài da:
Nên trữ nước oxy già (eau oxygénée), Povidine để rửa và sát trùng vết thương do chấn thương nhẹ. Nếu không có sẵn, có thể dùng nước muối (một muỗng canh muối gạt bằng pha trong 1 lít nước) để rửa sạch vết thương. Nên có bông băng vô trùng, đặc biệt là băng dán cá nhân (Bandaid, Urgo) để dán lên vết thương trầy xước da, chảy máu ít.