Kì thi tốt nghiệp, đại học đang đến gần, hơn lúc nào hết, bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, chán nản, stress với lượng bài tập khổng lồ cần phải ôn luyện và áp lực từ gia đình, thầy cô, bè bạn và chính bản thân mình về việc phải thi đỗ. Giải trí nhẹ nhàng với nghe nhạc, xem phim, đi chơi có thể giúp bạn thư thái phần nào, tuy nhiên, nếu bạn rơi vào trạng thái stress nghiêm trọng, thậm chí là trầm cảm thì quả là đáng lo ngại. Dưới đây cách đơn giản để khắc phục tình trạng đó.
-
1Tập thể dụcMỗi ngày, hãy dành từ 15 đến 30 phút để đi bộ nhanh, nhảy, chạy bộ hoặc đi xe đạp. Những người luôn cảm thấy chán nản, mệt mỏi sẽ có cảm giác như cơ thể mình bị ì chệ, ít vận động, do đó, hãy tạo lập thói quen vận động thường xuyên. Nếu không muốn tập một mình thì bạn có thể rủ bạn bè tập cùng. Sẽ mất một khoảng thời gian dài để duy trì việc đó nên hãy tự tạo động lực cho mình, tránh nản lòng khi kết quả chưa đạt như ý muốn.Ngoài ra, tập luyện aerobic và yoga cũng giúp đầu óc bạn trở nên thư thái, khi đó bạn hãy bắt tay vào công việc. Không nên học khi cơ thể đang mệt mỏi vì như vậy không những bạn không thu được kết quả mà bạn sẽ càng cảm thấy áp lực hơn.
-
2Chăm sóc cơ thể tốt với thức ăn dinh dưỡngTâm trạng không tốt sẽ ảnh hưởng tới sự ngon miệng khi ăn. Nếu stress, trầm cảm khi học khiến bạn không muốn ăn uống gì cả thì hãy lập ra một chế độ dinh dưỡng ép buộc, thích hợp với bản thân.Thức ăn dinh dưỡng sẽ giúp bạn tràn đầy năng lượng, phần nào sẽ kích thích tâm trạng trở nên tốt hơn. Do đó, hãy ăn thật nhiều hoa quả, rau xanh và nhớ phải ăn uống đầy đủ các bữa, ngay cả khi bạn không đói thì cũng nên lót dạ bằng thứ gì đó như một miếng hoa quả hay vài thìa salad. Không nên học trong tình trạng bụng “réo” ầm ĩ hay ăn không đủ chất. Điều đó rất có hại cho bạn.
-
3Nhận rõ lý do khiến bạn rơi vào tình trạng stress liên tục ở đâuCố gắng tìm hiểu xem nguyên nhân làm ảnh hưởng xấu tới tâm trạng của bạn. Khi đã nhận rõ được nguyên nhân khiến bạn cảm thấy chán nản, buồn phiền, hãy chia sẻ điều đó với người thân của mình như bố mẹ hay bạn bè. Chia sẻ là một cách xả stress khá hiệu quả, hơn thế bạn còn có thể nhận được sự đồng cảm, những lời khuyên chân thành từ những người lắng nghe mình. Hãy làm điều đó để họ có thể hiểu và giúp đỡ bạn nếu có thể, hơn là nhìn bạn chán nản, tuyệt vọng.Sau khi bạn đã thổ lộ những suy nghĩ và tâm trạng của mình, dù kết quả tốt hay xấu thì bạn cũng nên tập trung vào những điều tích cực, tránh lo nghĩ nhiều tới những điều tiêu cực, càng khiến tâm trạng bạn trở nên bế tắc hơn.
-
4Hãy nhìn vào những điều tươi sángMặc dù lo lắng về 2 kì thi sắp tới nhưng bạn cũng không nên quá bi quan nếu như kết quả của bạn không tốt, bạn không thể giải được đề thi hay đơn giản là bạn không thể tập trung học được. Đừng quá lo lắng về điều đó. Stress, trầm cảm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới suy nghĩ của bạn. Nó khiến bạn trở nên u sầu, phiền muộn, suy nghĩ tiêu cực và dần dần mất niềm tin.Hãy cố gắng nhìn vào những điều tươi sáng phía trước như bạn có thể giải được bài tập đó nếu bạn cố gắng thêm chút nữa hay bạn sẽ đỗ đại học và nhập học vào tháng 9 như những bạn khác. Hơn thế, bạn cũng nên nhìn điểm mạnh ở bản thân, biết được đâu là điểm mạnh của bản thân sẽ khiến bạn trở nên tự tin hơn.