Vừa đau lại vừa mệt mỏi: liên tục bị chảy nước mũi, ngạt mũi, những cơn đau âm ỉ rồi lại nhói lên sau mắt. Một đợt viêm xoang (các khoang có những đường tháo nước hẹp) có thể kéo dài đến hàng tháng trời. Dưới đây, là một số mẹo nhỏ để giúp bạn thở dễ hơn khi bị viêm xoang mãn tính.
-
1
Loại thuốc truyền thống
Lựa chọn của chuyên gia: Bệnh viêm xoang rất khó chẩn đoán được do các triệu chứng của nó có thể bị nhầm với chứng dị ứng, chứng đau nửa đầu hay bệnh do virus. Cũng rất khó để nói được vì sao lại bị bệnh này. Dù một đợt cảm cúm hay sốt có thể là thủ phạm, nhưng những vấn đề về cấu trúc cũng có thể là nguyên nhân. bác sĩ Marilene Wang, Giám đốc Trung tâm Bệnh Xoang và Mũi UCLA cho biết: “Nếu như các xoang không thể rút nước được thì có thể dẫn đến sức ép, bị đau và nhiễm trùng thêm nữa.”
Biện pháp hỗ trợ: Nếu các rắc rối về xoang của bạn không được cải thiện khi sử dụng thuốc xịt mũi, các biện pháp điều trị dị ứng hay thuốc kháng sinh, hãy đến bác sĩ tai mũi họng khám lại kỹ càng hoặc các chuyên gia có thể dùng máy nội soi (fiberoptic scope) hay chụp CT scan xoang để xem liệu bạn có gặp phải vấn đề cấu trúc như vách ngăn bị lệch, hay một trường hợp tắc nghẽn đường thở nào khác cần phải phẫu thuật hay không.
-
2
Các phương pháp điều trị dị ứng
Lựa chọn của chuyên gia: Bệnh dị ứng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm xoang. Nhiều người phải chịu đựng chứng bệnh này lựa chọn thuốc xịt antihistamine trong mũi, hoặc steroid để kiểm soát các triệu chứng của nó. “Phương pháp miễn dịch (immunotherapy) – tức tiêm những lượng nhỏ chất gây dị ứng vào để cơ thể hình thành được khả năng chịu đựng – là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất mà chúng ta có.” – Theo bác sĩ Gary Gibbon, chuyên gia về dị ứng và giáo sư phụ tá, UCLA.
Biện pháp hỗ trợ: Các nghiên cứu cho thấy rằng rửa sạch các chất gây dị ứng như phấn hoa khỏi đường mũi bằng dung dịch nước muối – bằng xi-ranh bầu, xịt hoặc bình rửa mũi – có thể ngăn ngừa nhiễm trùng. “Sau khi xì mũi, hãy ngửa đầu ra sau và nhẹ nhàng ép hay đổ dung dịch trên vào một lỗ mũi. Sau đó nghiêng người tới trước bồn rửa và để nước chảy ra từ lỗ mũi bên kia.”. Hãy thử kiểm tra các chứng dị ứng khác nữa. Bạn có thể cũng “không sống chung” được với mốc, bụi hay lông thú.
-
3
Chữa trị theo phong cách Đông y
Lựa chọn của chuyên gia: Theo bác sĩ Malcolm Taw, Trung tâm Y khoa Đông- Tây UCLA thì “Châm cứu hoặc bấm huyệt có thể giúp được”. Bạn hãy tìm gặp một bác sĩ hoặc thử tự bấm huyệt cho mình: Ấn lên các điểm nhạy cảm trên sống mũi giữa hai lông mày, ngay phía ngoài đường viền lỗ mũi, hoặc trên xương gò má ít nhất 15 giây mỗi ngày.
Biện pháp hỗ trợ: Theo bác sĩ Taw, nhiệt độ lạnh có thể sinh bệnh, khiến mũi tiết ra nhiều chất nhầy hơn bình thường. “Bạn hãy dùng các thức uống và các loại thức ăn ấm, ví dụ như súp. Các loại thức ăn hăng, cay như gừng có thể làm ấm cơ thể và mở các khoang xoang.” Luyện tập thể dục thể thao như đi bộ cũng có thể giúp chống lại căng thẳng và viêm nhiễm bằng cách duy trì sự cân bằng cho cơ thể.