Hướng dẫn cách tránh để trẻ bị nôn, trớ

Hướng dẫn cách tránh để trẻ bị nôn

Có rất nhiều bé sau khi ăn xong thì nôn trớ. Điều này vừa khiến cho mẹ mất bao công chăm bẵm và khiến cơ thể bé không hấp thụ được dưỡng chất.

Thế nào là nôn, trớ

Nôn, trớ là hiện tượng trào ngược dạ dày, thường xảy ra ở trẻ mới sinh bởi dạ dày của bé nằm ngang. Nôn, trớ là hiện tượng thường xuyên xảy ra với các bé sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Khi ăn xong, thức ăn sẽ trào ngược dạ dày lên miệng.

Nếu bé bị thỉnh thoảng trớ thì không sao, nhưng nếu việc nôn, trớ cứ lặp đi lặp lại nhiều lần thì cha mẹ cần phải có phương pháp điều trị, tránh để ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Theo kinh nghiệm của các chuyên gia thì từ tháng thứ 7, hiện tượng nôn, trớ sẽ không còn nữa. Tuy nhiên, nếu bé nhà bạn vẫn còn thì mẹ cần phải có cách chăm sóc khác dành cho bé.

Việc nôn, trớ thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé

Chăm sóc bé nôn, trớ như thế nào?

– Cần thay đổi tư thế cho bú. Có thể mẹ cho con bú không đúng tư thế làm cho không khí trong dạ dày bị nâng lên cùng với sữa và trào ngược lên thực quản ra ngoài bằng đường miệng. Mẹ không nên cho bé bú quá vội vàng, càng thong thả càng tốt, bé càng dễ tiêu hóa sữa hơn. Trong quá trình cho bé bú, có thể cho ăn một lúc rồi dừng lại để bé nghỉ ngơi. Sau khi bú xong, cần giữ cho bé thẳng người khoảng 15 phút để sữa không bị trào ngược thực quản.

– Mẹ không nên mặc quần áo quá chật cho bé, đặc biệt là khu vực quanh bụng bé. Với bé, đặc biệt là lúc ăn thì quần áo càng rộng càng tốt, giúp bé thoải mái vận động cũng như tiêu hóa. Mẹ nên chú ý nới lỏng cả phần chun quần của bé để được cảm thấy dễ chịu nhất.

– Mẹ không được tự ý sử dụng loại thuốc nào chống nôn trớ cho bé khi không được sự chỉ định của bác sĩ. Bé chỉ được uống thuốc nếu như bác sĩ kê đơn và chỉ định đúng liều dùng cùng với sự theo dõi thường xuyên nhất.

– Không nên cho bé vừa khóc vừa bú vì khi bé khóc sẽ khiến bé nuốt nhiều hơi và gây ra tình trạng dạ dày bị căng. Và điều này sẽ khiến cho khả năng nôn trớ của bé cao hơn. Với những bé bú bình, mẹ cần điều chỉnh núm vú luôn đầy sữa để tránh việc bé phải nuốt hơi quá nhiều.

– Khi bé bú không nên đùa giỡn, hỏi chuyện bé khiến bé cười và dẫn đến sặc sữa, ho và nôn, trớ. Không được sốc bé lên xuống để làm động dạ dày của hệ tiêu hóa.

– Mẹ cần chú ý đến các thực phẩm mẹ sử dụng hàng ngày. Nếu ăn phải thực phẩm bé dị ứng thì việc mẹ cho bé bú cũng sẽ dẫn đến việc bé bị dị ứng, dẫn tới trào ngược thực quản. Mẹ cần tìm đúng loại sữa công thức phù hợp với trẻ để đem lại sự phát triển tốt nhất cho bé.

Nếu bé bị trớ, hãy thay đổi tư thế cho bú

Bé bị nôn, trớ nhiều sẽ ảnh hưởng tới quá trình lên cân, bởi vậy cha mẹ cần chú ý có phương pháp điều trị và chăm sóc thích hợp cho bé.

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.