>> Mùa này trồng cây gì
Gừng được sử dụng phổ biến như một loại gia vị, đặc biệt là trong các món ăn châu Á và các món bánh nướng. Gừng là gia vị có tính ấm và giúp phục hồi sức khỏe trong các trường hợp như đau dạ dày, các vấn đề về đường hô hấp, viêm khớp, đau bụng kinh và hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp.
Gừng đã được sử dụng như một loại gia vị chủ yếu và thuốc ở Trung Quốc cách đây hơn 3000 năm. Một thời gian dài sau, người châu Âu cũng bắt đầu sử dụng gừng như một gia vị quý, có tính chất thương mại cao. Vậy nên nó rất đắt. Vào thế kỷ 14 tại Anh, một cân củ gừng có giá ngang bằng với giá của một con cừu. Ngày nay, bạn có thể tìm mua gừng ở siêu thị, chợ hay bất kỳ cửa hàng thực phẩm nào. Thực tế là nhiều người không thích vị của gừng, nhưng điều đó không khiến gia vị này bớt đắt đỏ.
Gừng có thể chữa nhiều bệnh và các vấn đề sức khỏe. Hơn nữa, việc trồng gừng cũng đơn giản. Do đó nhiều người đã trồng gừng tại nhà.
Chọn giống: Bạn nên chọn giống củ gừng nhỏ (như gừng sẻ, gừng dé), không chọn loại củ to, vì gừng củ nhỏ có vị cay thơm hơn và cây gừng có chiều cao vừa phải, không bị gãy lá.
Chọn củ gừng: chọn củ dày mình, nhẵn nhụi. Không chọn củ bị sứt vỏ, khô héo do để quá lâu và bỏ phần gốc của mỗi củ gừng giống.
Chọn chậu và đất trồng gừng: Chọn chậu nhựa hay chậu sành có kích thước cao khoảng 35-40 cm, rộng 30-35 cm. Bên cạnh đó, bạn có thể mua mầm gừng giống hay hạt cây từ trại cây giống có uy tín.
Gừng thích hợp với các loại đất tơi xốp, nhiều mùn và thoát nước tốt. Vì thế, để trồng gừng trong nhà có củ, bạn nên trộn đất sạch và đất dinh dưỡng theo tỷ lệ 2:1, hoặc trộn trấu sống, tro trấu và phân giun quế theo tỷ lệ 1:2:1.
Cách trồng gừng:
– Ngâm củ gừng vào nước và để qua đêm
– Sau đó, lấy dao cắt củ gừng ra thành các đoạn nhỏ (từ 40 – 60g để đủ dinh dưỡng nuôi cây non), chú ý không cắt vào mắt gừng và loại bỏ gốc gừng không có mầm
– Lấy đất sau khi trộn đều cho vào ½ chậu nén đất vừa phải, rồi lấy 2 hom gừng giống vùi vào sâu cách mặt đất 2,5 – 3 cm
– Tưới nước nhẹ 2 – 3 lần/ ngày, tránh chôn sâu hom gừng để tránh úng nước, thối củ
– Sau 20 ngày củ gừng sẽ ra mầm
– Khi cây gừng ra nhiều lá thì tưới đẫm một ngày một lần
– Đặt chậu cây ở ngoài hiên, hay trong phòng; thỉnh thoảng đặt chậu ra phía có ánh nắng dịu để cây quang hợp
Bón phân và chăm sóc:
– Đặt chậu ở hiên hay cửa sổ có ánh sáng chiếu từ 5 đến 6 giờ/ngày thì gừng sẽ cho củ nhiều hơn. (Tuy nhiên, cây gừng cũng có thể sinh trưởng tốt nơi có nhiều ánh sáng nhưng lá bị nhạt màu hơn.)
– Bón lên một lớp đất hỗn hợp dầy tù 3 – 4 cm khi thấy củ gừng nhô lên
– Giữ đất luôn đủ độ ẩm, nhất là trong giai đoạn gừng xuống củ, nhưng không quá ướt
– Ngừng tưới nước sau 7 – 8 tháng, khi gừng rụng lá và sắp được thu hoạch
Thu hoạch:
– Gừng trồng khoảng 5 – 6 tháng có thể thu hoạch để lấy củ. Khi đào, phải nhẹ tay tránh làm trầy củ tạo vết thương và sâu bệnh dễ xâm nhập.
– Chú ý: Vì trồng gừng tại nhà nên tránh dùng thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc tăng trưởng. Hãy dùng phân giun quế hay các loại phân hữu cơ an toàn khác có bán trên thị trường.
Nguyễn Mai – Nguồn HealthyFoodHouse
(Theo Congluan.vn)
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.