Hướng dẫn giải quyết những bệnh thường gặp khi đi du lịch

Cách đơn giản chữa đầy hơi, khó tiêu

Đi du lịch không phải lúc nào cũng vui vẻ mà đôi khi những căn bệnh không mong lại thường xảy ra. Môi trường thay đổi, khí hậu khác biệt, đồ ăn thức uống cũng không đảm bảo như ở nhà hay chặng đường dài…tất cả đều khiến cơ thể bạn dễ mắc bệnh.

  • 1

    Say tàu xe

    Nhiều người khi di chuyển bằng tàu, xe thường bị mệt, chóng mặt, buồn nôn hay nôn mửa, mặt tái đi, chân tay đổ mồ hôi…để tránh những hiện tượng trên, trước khi đi, nên nghỉ ngơi dưỡng sức cho khỏe. Người mệt mỏi dễ bị say tàu, xe. Không uống rượu trước và trong khi đi. Không nên làm gì khiến mình mệt mỏi, tối hôm trước. Uống thuốc chống say sóng 30 phút trước khi đi. Có người cho rằng nhấm gừng, hoặc bấm vào giữa cổ tay – phần nối lòng bàn tay với cổ tay – cũng tránh được chứng say tàu xe.

    Nếu đi thuyền hay tầu, bạn nên tìm cho mình chỗ ngối thoáng mát. Ca bin giữa thân tàu, thuyền là chỗ ngồi tốt nhất vì chỗ đó ít bị chòng chành. Nếu đi ôtô hay tầu hoả, bạn nên – Nhìn phong cảnh đằng trước mặt, không nên nhìn sang 2 bên, ngồi cạnh cửa, mở cửa kính để có gió.

    Trong lúc ngồi trên tầu xe, bạn nên tránh đọc sánh, nhìn chǎm chú vào một vật gì hay nhắn tin. Nếu có người nào trên tàu, xe bị say, hãy tránh xa hoặc không nhìn vào người đó. Nếu không, bạn cũng bị “lây say”. Nếu thấy người nôn nao, bạn hãy lấy ngón trỏ ấn vào huyệt hợp cốc (nằm giữa hai ngón tay cái và ngón tay trỏ, huyệt nằm ở điểm cao nhất của khối cơ nổi lên giữa hai xương bàn tay 1 và 2) của bàn tay kia. lực bấm càng mạnh càng tốt, sao cho xuất hiện cảm giác tê tức đến mức rất khó chịu là được. Duy trì bấm day luân phiên liên tục từ 10-15 phút sẽ giúp bạn giảm hoặc tránh được cảm giác chóng mặt buồn nôn.

  • 2

    Mệt mỏi khi đi máy bay

    Việc phải ngồi yên trên chiếc ghế chật hàng giờ làm có thể khiến bạn bị chuột rút, đau cơ ở người và chân, cảm thấy mệt mỏi… Để giảm bớt những sự khó chịu đó, bạn có thể làm như sau: Duỗi bàn chân ra trong năm giây rồi lại trở lại vị trí bình thường.

    Làm nhiều lần, chú ý sao cho các bắp thịt làm việc tại các khu vực gan bàn chân, đùi, mông, vai, cổ, cánh tay, bàn tay. Lắc cổ sang hai bên rồi quay tròn từ từ. Nhún hai vai rồi quay tròn. Ngoài ra bạn cũng nên uống nhiều nước.

  • 3

    Say nắng, nóng

    Hầu hết mọi người khi ra ngoài trời nắng, ai cũng có ý thức chống nắng và thường là che kín đầu, mặt, cánh tay bằng các loại mũ, khẩu trang, áo chống nắng nhưng lại để hở phần gáy mà không biết rằng nếu ánh nắng chiếu thẳng vào gáy khiến bạn bị say nắng nhanh hơn, nguy cơ tử vong cao hơn. Say nắng hay gặp vào lúc giữa trưa, khi trời nắng gay gắt, có nhiều tia tử ngoại. Ngoài ra còn có hiện tượng say nóng thường gặp vào buổi xế chiều.

    Vì vậy cần hạn chế tối đa việc phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Khi du lịch phải mặc thoáng mát, che kín chân tay, mặt, gáy. Cần uống nhiều nước kể cả khi không khát. Tốt nhất là mang theo loại nước uống nào co pha thêm chút muối để bù lại lượng nước đã mất qua việc toát mồ hôi.

  • 4

    Cân nhắc kĩ đồ ăn uống để tránh những bệnh về đường tiêu hóa

    Đây là mối lo hàng đầu khi đi du lịch. Bất kể một loại thức ăn hay nước uống nào mang mầm bệnh dễ dàng. Tùy mức bệnh nặng hay nhẹ, chúng ta có thể bị tiêu chảy nhiều làn trong ngày, có thể kèm các triệu chứng khác như ói mửa, đầy hơi, nóng sốt. Nếu đi tiêu chảy nhiều lần, cơ thể dễ mát nước, rất nguy hiểm vì vậy mà bạn nên mang theo thuốc đi ngoài và gói Odezon để pha thành nước uống tránh mất nước.

    Dù sao thì phòng cũng hơn chữa. Trong mọi trường hợp khi đi du lịch, thức ăn chín luôn là sự ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Đồng thời tránh ăn các loại thực phẩm bán ở các hàng quán không vệ sinh.

  • 5

    Đau nhức chân là bệnh bạn không thể tránh khỏi

    Nếu chuyến du lịch cuả bạn đến những điểm tham quan cần đi bộ nhiều thì đau nhức chân là bệnh bạn không thể tránh khỏi. Trước tiên, để giảm thiểu tối đa sự mệt mỏi cho đôi bàn chân bạn nên chọn cho mình những đôi giầy, dép nhẹ đế bệt. Tránh dùng những đôi giầy mới hay giấy cao gót.

    Khi đau nhức, bạn nên ngâm chân với nước muối rồi xoa bóp nhẹ nhàng gan bàn chân rồi đến các ngón chân, xoa các chỗ khớp và cơ bắp khác. Nếu chân bạn bi phổng rộp thì dùng bông gạc lót ơ chỗ bị phồng để tránh tiếp xúc thêm với dép. Tuyệt đối không chích các chỗ bị phồng đó nếu không bạn sẽ bị đau rát hơn rất nhiều.