Bệnh còi xương liên quan trực tiếp đến chế độ ăn, uống và chăm sóc bé hàng ngày. Do vậy mẹ cần phải chú ý chăm sóc và theo dõi trẻ để điều trị cho bé khỏi bệnh còi xương.
Hướng dẫn mẹ cách điều trị bệnh còi xương cho trẻ
Hàng ngày, mẹ cần phải cho trẻ tắm nắng để hấp thụ vitamin D. Mẹ cần để lộ chân, tay, lưng, bụng trẻ để cho da các vùng này tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng lúc trước 9 giờ sáng. Qua mỗi ngày thì hãy để thời gian tắm nắng cho bé tăng dần, nếu như những ngày đầu lúc đầu khoảng 10-15 phút thì những ngày sau đó tăng dần tới 30 phút. Nhớ là phải để lộ trực tiếp da của bé bởi ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng. Còn nếu như chỉ qua một lớp quần áo rồi thì tác dụng sẽ giảm đi rất nhiều.
Đối với miền Bắc, trong khoảng thời gian mùa đông là khoảng thời gian không có ánh nắng, lúc này thì mẹ có thể cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện. Tắm nắng hoặc tắm điện tiền thân tại các bệnh viện này, vitamin D sẽ được chuyển thành vitamin D giúp điều hòa chuyển hóa và hấp thu calci, phospho, giúp cho trẻ tránh được bệnh còi xương và điều trị bệnh còi xương rất tốt.
Mẹ cần lưu ý cho trẻ uống vitamin D 4000 đơn vị/ngày trong 4 – 8 tuần, nếu như trẻ bị viêm phổi hay tiêu chảy thì mẹ cần tăng liều 5.000 – 10.000 đơn vị/ngày trong 1 tháng để điều trị bệnh còi xương cho bé.
Mẹ nên cho trẻ uống thêm các chế phẩm có calci kết hợp với một số vitamin như: Calci B1 – B2 – B6: 1 – 2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm calci 1 – 2 thìa cà phê/ngày để tăng sức đề kháng cho trẻ.
Trẻ cần được bú mẹ hàng ngày; trẻ cần được ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều calci: sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày. Hãy cho trẻ ăn thực phẩm có chứa nhiều vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được. Do đó mẹ nên cho dầu mỡ vào bữa ăn cho trẻ hàng ngày.
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.