Khả năng thấy của con người bị trói buộc bởi hoàn cảnh

Người nước nào cao nhất thế giới

Các nhà khoa học thuộc Đại học London (UCL) đã tìm được mối liên hệ với những gì chúng ta hy vọng sẽ thấy và những gì não bộ tái hiện những gì chúng ta thực sự thấy. Nghiên cứu được đăng tải trên Journal of Computational Biology, tiết lộ hoàn cảnh, môi trường xung quanh chúng ta thấy rất quan trọng – đôi khi chúng can thiệp vào những dữ liệu mà mắt thu được và thậm chí khiến chúng ta mường tượng ra những điều không có thực.

Nghiên cứu cho thấy một khung cảnh mơ hồ có sức ảnh hưởng hơn và giúp chúng ta “thấy” nhiều hơn một khung cảnh rõ đến từng chi tiết. Điều đó có thể lý giải vì sao chúng ta có khuynh hướng “thấy” những hình ảnh tưởng tượng trong bóng tối hoặc ít ánh sáng.

Nhóm tham gia thử nghiệm gồm 18 người được yêu cầu tập trung vào trung tâm của một màn hình máy tính tối đen. Mỗi lần có còi hiệu, họ phải nhấn vào một trong hai nút để ghi lại liệu họ có thấy được một hình chữ nhật nhỏ mờ, màu xám ở giữa màn hình hay không. Không phải lần nào hình ảnh này cũng xuất hiện, nhưng mỗi khi xuất hiện nó chỉ tồn tại trong khoảng 80 mili-giây (1 mili-giây bằng một phần nghìn của một giây).

Giáo sư Zhaoping, tác giả chính công trình trên cho biết: Mọi người thấy được hình ảnh này thường xuyên hơn khi xuất hiện giữa một đường dọc của những hình chữ nhật xám tương tự so với khi nó nằm giữa những hình chữ nhật màu trắng, rõ ràng. Thậm chí họ còn cho là thấy khi trong thực tế nó không hề xuất hiện. Nguyên nhân của hiện tượng này là do con người thường được “cảnh báo” về mặt tâm lý để nhìn một vật mờ ảo tốt hơn trong những khung cảnh cũng mơ hồ không kém. Nói cách khác, cơ chế “bắt” chúng ta phải thấy một vật nào đó. Khi đối tượng không trùng khớp với những gì khung cảnh đặt ra, chúng ta sẽ thấy nó xuất hiện ít hơn.”

Giáo sư cho biết thêm: “Các nhà ảo thuật rất quen thuộc với hiện tượng này. Khi mọi người nhìn thấy họ ném một quả bóng vào không trung, sau đấy là quả bóng thứ hai, rồi một quả bóng thứ ba “biến mất”, họ thường thắc mắc quả bóng thứ ba biến đi đâu. Thực chất, thường không có quả bóng thứ ba, chỉ là bộ não bị đánh lừa vì hoàn cảnh và “báo” cho chúng ta biết là chúng ta thấy ba quả bóng đươc ném vào không trung, quả này nối tiếp quả kia.Trái ngược với hy vọng của nhiều người, hoàn cảnh mờ mờ ảo ảo chứ không phải hoàn cảnh sáng rõ sẽ khiến cho niềm tin của con người nhớ đè lên hiện thực. Thực chất, hoàn cảnh sáng rõ lại hướng trí nhớ con người theo hướng ngược lại – hạn chế khả năng thấy của chúng ta với một đối tượng mờ nhạt thậm chí khi nó thực sự hiện diện.”

“Mô phỏng toán học cho thấy sự can thiệp hình ảnh thông qua khung cảnh được xử lý trong não bộ vượt ra ngoài vỏ não thị giác. Bằng cách bắt đầu với một thí nghiệm khá đơn giản như trên, trong đó đầu vào thị giác có thể được nhân lên dễ dàng và có hệ thống, chúng tôi có thể hiểu thêm về khả năng khung cảnh ảnh hưởng lên những gì chúng ta thấy. Những công trình nghiên cứu chuyên sâu hơn hy vọng có thể cho phép chúng ta phân tích cơ chế làm việc đằng sau hiện tượng phức tạp và lý thú này.”

 

Theo Tuệ Minh (PhysOrg)