Khám phá nơi “nguy hiểm nhất” nước Anh

Khám phá nơi

Sellafield – nhà máy xử lý và tái chế chất thải hạt nhân chính của Anh nằm ở Cumbria, rộng 6km vuông, mỗi năm ngốn hết 1,9 tỷ bảng, xử lý gần như tất cả chất thải phóng xạ của 15 lò phản ứng hạt nhân trên nước Anh.

Vào một buổi chiều đẹp trời, phóng viên báo Wired tìm đến nhà máy được mệnh danh là ‘nguy hiểm nhất Châu Âu’ này.

“Chỗ kia là nơi nguy hiểm thứ nhì ở đây”, kỹ thuật viên trưởng Andrew Cooney chỉ vào 1 tòa nhà trông có vẻ rất vô hại.

Sellafield cũng là một lời nhắc nhở đáng sợ cho quá khứ của hạt nhân của Anh. Chỗ này đang là kho chứa chất thải phóng xạ chưa qua xử lý lớn nhất thế giới, trong đó có 140 tấn plutonium cho mục đích dân sự.

“Chỉ biết đây là một tòa nhà 60 tuổi, các thông tin còn lại đã bị mất hết”, kỹ sư cơ khí Rich Davey nói, ám chỉ đến một mê cung rộng lớn các phòng thí nghiệm hạt nhân.

Bên trong nhà máy chật chội, đổ nát, những hồ chứa chất phóng xạ bên cạnh nhà máy điện và trạm nghiên cứu được xây dựng từ những năm 1950.

Phóng viên Wired có cơ hội hiếm hoi tận mắt xem cách Sellafield vận hành.

1. Tái chế

Nhà máy Tái chế Oxide nhiệt (THORP) xử lý nhiên liệu đã qua sử dụng của Anh và những nhà máy hạt nhân nước ngoài. Vật liệu được chuyển đến bằng tàu hỏa. Một cần cẩu 150 tấn nâng những bình nhiên liệu đã qua sử dụng ra ngoài.

Những chất thải này được đổ vào những bồn chứa nhiệt khổng lồ, và nằm ở đó khoảng từ 3 đến 5 năm.

Tiếp theo, robot sẽ chia chỗ đó thành những phần nhỏ, hòa tan trong axit nitric thành một loại bùn phóng xạ rất nguy hiểm, sau đó chuyển sang khu vực xử lý khác của nhà máy.

2. Điều khiển từ xa

Đây là phòng điều khiển của BROKK 90 – một cỗ máy dùng để phá dỡ một phòng thí nghiệm nghiên cứu hạt nhân cũ.

Được xây dựng vào những năm 1950, phòng thí nghiệm này hiện không đủ an toàn để vào, nên các kỹ sư điểu khiển BROKK từ xa, trong một căn nhà gần đó.

3. Phân loại

Khi công việc phá dỡ đã xong, người ta sử dụng robot RAPTOR để phân loại và lưu trữ các chất thải.

RAPTOR là một cánh tay máy hoạt động giống tay người, đổ các chất thải vào hàng trăm thùng nhựa 500 lít. Những thùng này sẽ được nén lại, gọi là các “puck”, cất trong nhà máy.

4. Lò phản ứng Windscale

Lò phản ứng được cho ngừng hoạt động vào tháng 5/2011 một cách an toàn, giảm bớt đáng kể những rủi ro có thể xảy với tòa nhà hình “quả bóng golf” này.

5. Ga tàu hỏa

Sellafield cũng có ga tàu hỏa, dịch vụ cứu hỏa và đội cảnh sát riêng – Lực lượng Cảnh sát Hạt nhân Dân sự – của mình. Trước ngày 11/9/2011, khu tham quan của nhà máy là một điểm hút khách lớn, trung bình mỗi ngày 1.000 lượt khách đến thăm.

6. Kho lưu trữ

Những vật liệu phóng xạ cũ (ống dẫn, gạch bằng chì, kim loại, …) được cho vào những hộp bê tông cốt thép kích thước to cỡ xe tải. Mỗi hộp chứa khoảng 100 SI bức xạ (5 hoặc 6 SI là chết người).

Nhà kho này tuyệt đối cấm người vào. Tất cả các hộ đều được bịt kín bằng thép và bê tông trước khi đưa ra khỏi nơi này.

 

Theo khampha