Khóc để gần nhau hơn

Khóc để gần nhau hơn

Bình thường, khóc được coi là một dấu hiệu của sự đau đớn thể xác hay căng thẳng. Thế nhưng, một nhà nghiên cứu sinh vật học về thuyết tiến hoá tại Trường đại học Tel Avix, giáo sư Oren Hasson lại đưa ra những chứng cứ cho thấy nước mắt có những lợi ích về mặt tình cảm và có khả năng làm cho mối quan hệ giữa các cá nhân trở nên bền vững hơn.

Trong một bản phân tích mới, ông Hasson đã chỉ ra rằng những giọt nước mắt vẫn là dấu hiệu của nỗi đau đớn thuộc về sinh lý những chúng cũng có chức năng như một cơ chế dựa trên sự phát triển để mang con người tới gần với nhau hơn.

Giáo sư Hasson giải thích: “Khóc là một hành vi tiến hoá ở mức độ cao. Nước mắt cung cấp những manh mối và thông tin đáng tin cậy về sự phục tùng, nhu cầu và sự gắn bó xã hội giữa con người với nhau. Nghiên cứu của tôi là cố gắng trả lời xem những nguyên nhân tiến hoá nào làm xuất hiện những giọt nước mắt cảm động. Bản phân tích của tôi đặt ra giả thuyết là với khả năng nhìn không rõ ràng, nước mắt làm giảm sự phòng ngự và chức năng xác thực như những dấu hiệu của sự phục tùng, khóc nhờ giúp đỡ và khóc vì quyến luyến lẫn nhau và có vai trò như một nhóm hành vi thể hiện sự cố kết”.

Khóc để gần nhau hơn

Nghiên cứu của ông được đăng tải trên Evolutionary Psychology (Tâm lý học tiến hoá) khám phá những kiểu nước mắt khác nhau mà chúng ta thường gặp – khóc vì vui sướng, buồn bã và tiếc nuối cũng như tính xác thực hay sự chân thật của những giọt nước mắt.

Theo giáo sư, nước mắt có những lợi ích đáng chú ý giữa những người bạn và các mối quan hệ khác trong cộng đồng.

Khóc khi nào?

Tiếp cận chủ đề với những tư duy suy diễn của một nhà nghiên cứu sinh vật học tiến hoá, giáo sư Hasson đã tìm hiểu lợi ích của nước mắt trong các tình huống tình cảm và xã hội. Nước mắt thường được dùng để gợi lên lòng khoan dung ở kẻ đối kháng. Chúng cũng được sử dụng để tìm kiếm sự cảm thông và có lẽ quan trọng hơn là sự giúp đỡ có mục đích của những người không thuộc về nhóm địch thủ.

Đây hoàn toàn là những lý do mang tính con người. Nước mắt cảm động cũng biểu hiện sự xoa dịu, nhu cầu gắn bó trong những lần đau khổ và công nhận những xúc cảm giữa các thành viên trong gia đình, bạn bè và các nhóm người gắn kết.

Khóc làm tăng cường sự gắn bó và tình bạn nhưng nó vẫn bị cấm kỵ trong một số trường hợp. Ở một vài nền văn hoá, xã hội hay tình huống, việc thể hiện cảm xúc bị coi là yếu đuối và nước mắt cần phải kìm nén. Ví dụ, hiếm có thể chấp nhận việc bạn khóc trước mặt sếp ở cơ quan, đặc biệt nếu bạn là nam giới.

Và… khóc bao nhiêu?

Giáo sư Hasson cho biết qua nhiều nghiên cứu với các nền văn hoá cho thấy khóc giúp chúng ta thân thiết, gần gũi với gia đình, người yêu và bạn đồng minh. Với ánh nhìn không rõ ràng, nước mắt báo hiệu cho sự tổn thương của bạn và rằng bạn yêu một ai đó, một chiến lược phát triển tốt đối với sự ràng buộc về tình cảm kết nối những người xung quanh gần gũi với bạn hơn.
Theo Hasson, tất nhiên, tính hiệu quả của hành vi tiến hoá này luôn phụ thuộc vào người nào đang ở bên khi bạn khóc như mưa và nó có thể sẽ không có hiệu lực ở một số nơi như chốn công sở – nơi cảm xúc cần được che giấu.

Hasson đồng thời cũng là một chuyên gia về hôn nhân đã áp dụng những kết luận của mình trong khi điều trị cho bệnh nhân. Ông nói: “Quan trọng là hợp pháp hoá những giọt nước mắt cảm động trong các mối quan hệ tình cảm. Nếu khóc quá thường xuyên, phụ nữ sẽ cảm thấy xấu hổ, ngốc nghếch hay yếu đuối trong khi thực tế đó là cách họ kết nối với cảm xúc của mình và muốn có sự cảm thông và những cái ôm động viên, an ủi từ người bạn đời hay người yêu của họ”.

 

Theo Bình Dương – VTV (Science Daily)