“Khóc ròng” vì bệnh ra mồ hôi tay, chân

'Khóc ròng' vì bệnh ra mồ hôi tay, chân
Nhiều người phải “sống chung với lũ”
Theo Đông y, ra mồ hôi chân, tay là do phong thấp gây nên là tình trạng thoát dương khí ra ngoài, do đường dẫn khí ra các thần kinh ở tay, ở chân bị rối loạn hoặc tắc nghẽn. Cũng theo Tây y, ra mồ hôi tay, chân là do hệ thống thần kinh thực vật của cơ thể bị rối loạn.
Theo nhiều chuyên gia y tế, việc điều trị bệnh ra mồ hôi tay, chân chưa có giải pháp dứt điểm, vì thế người bệnh cũng phải đối mặt với việc “sống chung với lũ”. 
 
'Khóc ròng' vì bệnh ra mồ hôi tay, chân
Nhiều người phải đối mặt với căn bệnh khó tìm ra cách chữa. Ảnh minh họa.
Anh Nguyễn Anh Thế bị căn bệnh ra mồ hôi tay từ hồi còn nhỏ, mặc dù đã chữa trị nhiều cách khác nhau, nhưng đến hiện nay 35 tuổi anh vẫn đang phải đối mặt với căn bệnh này hàng ngày. Anh Thế chia sẻ: “Tôi đã dùng thử nhiều bài thuốc dân gian khác nhau để chữa bệnh, tuy bệnh có thuyên giảm một tí nhưng rồi đâu lại vào đấy, bệnh vẫn không được chữa dứt điểm”.
Nói về việc căn bệnh này ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của mình, chị Trần Liễu, 30 tuổi, hiện là giảng viên một trường Đại học tại Hà Nội cho biết: “Công việc của tôi hàng ngày phải tiếp xúc với học sinh, nhiều giảng viên khác trong trường. Nhưng đôi khi rất ngại bắt tay vì tay mình ra rất nhiều mồ hôi. Nhất là mùa hè mồ hôi nhiều hơn, buộc tôi vừa giảng vừa phải cầm khăn lau”.
Cách điều trị bệnh ra mồ hôi ở tay và chân
Theo đông y việc chữa trị cũng khá nan giải, nếu bệnh nhân kiên trì thì căn bệnh ra mồ hôi ở tay và chân cũng có thể chữa trị khỏi. Chứng ra mồ hôi nhiều có 2 thể: “tự hãn” và “đạo hãn”. Tự hãn là mô hôi cứ tự nhiên ra bất cứ lúc nào, cả khi chỉ ngồi không cũng túa ra. Đạo hãn là ra mồ hôi trộm, thường về đêm, khi đi ngủ.
Một bài thuốc được nhiều người truyền tay nhau hiện nay là “Lục vị hoàn”, bài thuốc chủ đạo điều trị chứng “thận âm hư”, tuy nhiên khi biết kết hợp hài hòa với các vị thuốc khác thì công dụng của nó không chỉ bó hẹp như vậy.
Về ứng dụng bài “lục vị hoàn”, xin đề cập ở một bài viết khác, bài viết này chỉ xin đề cập đến chữa chứng ra mồ hôi.
Đối với chứng “đạo hãn” – mồ hôi trộm: thường hay gặp ở trẻ em, người có thể trạng suy nhược.. ra mồ hôi về ban đêm, chủ yếu ở vùng đầu, đặc biệt là sau gáy. Ra mồ hôi đầm đìa, ướt cả gối, rất dễ cảm nhiễm.
Lục vị hoàn – 10gr
Lá dâu tằm tươi – khoảng 10 lá (loại lá bánh tẻ – không già, không non)
Đun lá dâu tươi với 250ml nước. Đun kỹ, nhỏ lửa khoảng 30 phút, cho thêm vài hạt muối, chiết ra để nguội, lấy nước này để chiêu lục vị hoàn. Mỗi ngày uống 3 lần. Sau khoảng 10-15 ngày có thể thấy hiệu quả.
Đối với chứng “tự hãn” – ra mồ hôi thường xuyên:
Lục vị hoàn – 10gr
Ngũ vị tử – 12gr
Phục thần – 16gr
Mẫu lệ chế – 16gr
Đun mẫu lệ, phục thần, ngũ vị tử với 250ml nước (các vị thuốc đều có thể dễ dàng mua ở các nhà thuốc Đông y). Đun kỹ, khoảng 30 phút, dùng nước đó chiêu Lục vị hoàn. Ngày uống 3 lần, làm khoảng 10-15 ngày là thấy kết quả.
Đây là bài thuốc kinh nghiệm, dễ kiếm, dễ thực hiện, đã giúp rất nhiều người giảm hoặc hết hẳn sự khó chịu do chứng bệnh này gây ra.
Cách hạn chế ra mồ hôi cho người bệnh
Người bị bệnh ra mồ hôi trộm nên chơi một số môn thể thao phù hợp sở thích như cầu lông, bóng bàn, chạy bộ… để điều chỉnh hài hòa hệ thần kinh thực vật trong cơ thể. Ngoài ra, người mắc bệnh nên đảm bảo giấc ngủ tốt, chế độ làm việc không quá nhiều áp lực, sống chung với “lũ” bằng cách xịt thuốc, hút ẩm lòng bàn chân…Cần ăn mặc thoáng mát, tránh bịt kín. Để da được thông thoáng tránh tiết mồ hôi nhiều.
Bên cạnh đó, cả nam và nữ cần phải cân bằng tiết tố sinh dục, vì thiếu hai loại hoóc môn này cũng là nguyên nhân gây ra mồ hôi tay, chân.
Cần ăn đủ chất dinh dưỡng, để cơ thể khỏe mạnh, Vì cơ thể yếu không chỉ gây ra các căn bệnh khác mà khiến cơ thể bạn trở nên mệt mỏi và thường xuyên đổ mồ hôi.
 
Vũ Minh
 

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.