Khóc thét với tập tục kết hôn với người đã khuất

Mô tả ảnh.

Devadasi – Hôn nhân với thần linh

Hình thức này xuất hiện tại Nam Ấn Độ, theo đó một cô gái trẻ sẽ kết hôn với một thần linh hoặc một ngôi đền. Từ devadasi dịch ra là “người phục vụ thần linh”.

Mô tả ảnh.
Phụ nữ Ấn Độ có địa vị cao khi kết hôn với thần linh.

Một số bé gái được cho kết hôn với thần linh trước khi bé chào đời. Sau đó những bé gái này phải trở nên thật hấp dẫn, chăm chỉ, thông minh và múa giỏi.

Nhiệm vụ của họ là múa hát vào mỗi sáng và tối cho vị thần, đổi lại họ nhận được công quả từ các tín đồ quyên góp trong đền.

Mô tả ảnh.
Những phụ nữ kết hôn với thần linh luôn được kính trọng và mang đến phúc may.

Ngoài ra các cô gái được chào đón tại các đám cưới với hy vọng mang lại điều tốt lành cho cặp đôi mới cưới. Những “devadas” được tôn trọng và có địa vị cao trong xã hội so với những phụ nữ thông thường.

Hiện tại, devadasi đã bị vấy bẩn và trở thành hình thức mại dâm cho những thầy tu và kẻ lắm tiền nhằm kiếm chác cho các ngôi đền vùng nông thôn.

Mô tả ảnh.
Một khi đã kết hôn với thần linh, phụ nữ không được phép lấy bất kỳ ai.

Những cô gái con nhà nghèo hoặc địa vị thấp được bán vào đền và giao dịch mại dâm kín đáo. Những cô gái này được gọi là jogini và bị cấm kết hôn, bởi họ đã kết hôn với các thần linh hoặc nữ thần.

Minh hôn- Hôn nhân với ma quỷ

Nhiều quốc gia trên thế giới chấp nhận cho phép kết hôn với người đã chết hoặc giữa hai người chết với nhau. Xa xưa ở Trung Quốc, một vị quan qua đời phải được chôn cùng một phụ nữ để ông không bị cô đơn khi sang thế giới bên kia.

Mô tả ảnh.
Hai người chết kết hôn với nhau.

Ngày nay tập tục minh hôn vẫn được áp dụng, theo đó những kẻ trộm mộ thường lấy xác những cô gái trẻ phục vụ minh hôn. Những xác cô gái trẻ mới chôn có giá dao động từ 16.000 – 20.000 NDT (2.600 – 3.300 USD).

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến minh hôn, trong đó có phong tục cho rằng, em trai phải kết hôn sau anh trai. Nếu người anh qua đời, buộc phải tổ chức minh hôn để tránh cho người em bị đen, vong hồn người anh không quở trách em vì chưa kịp lấy vợ đã qua đời.

Cộng đồng người Hoa ở Singapore khá quen thuộc với hình thức cho hai người qua đời kết hôn với nhau. Đôi khi đám tang và hôn lễ được tổ chức chung một ngày. Thậm chí xuất hiện môi giới minh hôn.

Mô tả ảnh.
Người sống kết hôn với người đã khuất.

Minh hôn cũng tồn tại trong xã hội người Nuer và Auot ở nam Sudan thuộc châu Phi. Nếu một người đàn ông chưa vợ qua đời, buộc vợ của người anh/em người quá cố phải thực hiện minh hôn. Đứa trẻ của người phụ nữ này cũng được coi là con của người chết. Trong khi đó, văn minh Hy Lạp cổ có hình thức epikleros tương tự với minh hôn.

Hôn nhân tinh thần

Những người Baule ở Bờ Biển Ngà (Cộng hòa Côte d’Ivoire) tin rằng, trước khi chào đời mỗi người đều có người phối ngẫu tinh thần, đã kết hôn với họ trong tâm tưởng linh thiêng, gọi là blolo bian (đàn ông thế giới khác) hay blolo bla (phụ nữ thế giới khác).

Mô tả ảnh.
Hôn nhân tinh thần ở Bờ Biển Ngà.

Ngoài ra, mâu thuẫn giữa các cặp đôi thường bị đổ lỗi do người phối ngẫu tinh thần nổi ghen hoặc cảm thấy không hạnh phúc.

Họ sẽ làm một bức tượng gỗ tặng cho người tình tinh thần, trang trí với quần áo và đặt vào một ngôi miếu.

Mô tả ảnh.
Tượng đẽo dành cho những người tình tinh thần.

Một phụ nữ người Baule tiết lộ, cuộc sống hôn nhân của cô hạnh phúc hơn khi cô xây miếu cho chồng tinh thần, mặc dù cô luôn coi chồng thực tế và chồng tinh thần là tình địch. Có đêm, cô ngủ với bức tượng gỗ chồng tinh thần, những đêm còn lại cô ngủ cùng người chồng thực tại.