Cảm: Nhiều người bị sổ mũi khẳng định chỉ cần ăn một hoặc vài tép tỏi cũng có thể giúp họ xoay chuyển tình hình. Những nghiên cứu cho thấy những tinh chất có trong tỏi có tác dụng tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, bảo tồn các chất kháng oxy hóa trong cơ thể.
Ung thư: Những nghiên cứu cho thấy tỏi không những làm chậm tốc độ tăng trưởng của bướu mà còn làm giảm kích thước của bướu tới 50%. Những loại ung thư “khắc tinh” của tỏi là ung thư vú, thực quản, dạ dày, ruột, tiền liệt tuyến, bàng quang.
Các bệnh tim mạch: Tỏi dùng “đòn xóc 2 đầu” tức là làm hạ mức cholesterol xấu đồng thời làm tăng lượng cholesterol tốt. Vì vậy có tác dụng “dọn dẹp” những mảng vữa đu bám vào thành mạch máu. Tỏi có tác dụng hạ lượng cholesterol tới 9% nếu nhai 2 tép tỏi mỗi ngày. Tỏi cũng bảo vệ các động mạch chủ (aorta) – những mạch máu của tim có tác dụng duy trì huyết áp và lưu lượng máu khi tim đập.
Cao huyết áp: Tỏi có tác dụng kiểm soát huyết áp bằng cách làm giảm độ nhớt của máu nhờ vào chất ajioene. Chất này còn ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông.
Nhiễm trùng: Người ta phát hiện ra đặc tính kháng khuẩn của tỏi từ năm 1858 khi Louis Pasteur khám phá rằng tế bào vi khuẩn sẽ chết nếu thấm tỏi.
Cường dương: Nhiều nghiên cứu cho thấy tỏi là “cộng sự” đắc lực cho những người bị nhược dương. Theo các nhà khoa học, muốn có sự cương cứng thì phải cần đến một loại men (enzymes) gọi là nitric oxide synthase. Những hợp chất có trong tỏi sẽ giúp sản sinh ra loại men này.
Thai nghén: Tỏi có tác dụng tăng trọng cho những thai nhi có rủi ro thiếu cân, giúp giảm thiểu những rủi ro khác cho người mẹ trong thai kỳ như tiền sản giật.
Để hưởng lợi tối đa từ tỏi nên đâm hoặc bằm nhuyễn tỏi khi chế biến thức ăn.
Nguồn: Theo Tuổi Trẻ
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.