“Kim chỉ nam” để trở thành một lãnh đạo giỏi

'Kim chỉ nam' để trở thành một lãnh đạo giỏi
Luôn luôn lắng nghe
Theo Huffington Post, một nhà lãnh đạo giỏi là luôn phải lắng nghe nhân viên để thấu hiểu. Ngoài ra, khi đối thoại, họ toàn tâm toàn ý và sử dụng nhiều tín hiệu phi ngôn ngữ.
Đưa ra những câu hỏi khôn ngoan
Cũng theo Huffington Post, một nhà lãnh đạo giỏi thường dùng những câu hỏi thông minh để đánh giá nhân viên hoặc đối tác. Họ luôn biết cách lấy được nhiều thông tin thông qua những câu hỏi mà không cần phải nói nhiều.
Hỗ trợ nhân viên hết lòng
Một lãnh đạo giỏi là một người luôn hỗ trợ nhân viên của mình hết mực. Họ luôn là người gỡ mọi rào cản, khúc mắc, giúp đỡ nhân viên để họ đạt được mục tiêu và tiến bộ.
Giảm bớt sự kiểm soát
Trách nhiệm của sếp giỏi là phải bao quát được nhân viên và công việc. Tuy nhiên, nếu nhầm lẫn giữa việc bao quát và kiểm soát thì chưa phải là một nhà lãnh đạo tài giỏi. Một leader xuất sắc là phải biết kiểm soát vừa phải, bạn sẽ tạo được cơ hội cho nhân viên của mình thoả sức phát huy khả năng.
'Kim chỉ nam' để trở thành một lãnh đạo giỏi
Biết ghi nhận
Nếu nhân viên của bạn làm việc tốt, đạt được thành tựu hay công việc của công ty đang tiến triển tốt đẹp, bạn hãy cho mọi người biết điều đó. Sự ghi nhận nhân viên cũng như đóng góp của họ sẽ là chiêu thúc đẩy họ làm việc chăm chỉ và hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng nên đưa ra một khoản thưởng nho nhỏ để khích lệ thành quả của những nhân viên xuất sắc.
Đề ra những quy chuẩn
Để công việc được trôi chảy, bạn cần phải đề ra tiêu chuẩn khắt khe, chuyên nghiệp. Trong thời gian đầu, những quy chuẩn này chưa được đáp ứng như mong đợi, bạn hãy cố gắng tìm hiểu vấn đề để tháo gỡ. Đừng hạ thấp tiêu chuẩn của mình và mà hãy chung tay làm việc, giúp đỡ đồng nghiệp, nhân viên. Sự quan sát, tìm tòi sẽ giúp bạn giải quyết được những vướng mắc đang gặp phải.
Giao tiếp chuyên nghiệp
Không chỉ với đối tác, mà với nhân viên bạn cũng nên có cách giao tiếp chuyên nghiệp. Nhân viên của bạn sẽ luôn mong đợi nhận được lời đánh giá trung thực của người quản lý về những gì họ làm. 
Sự sáng suốt, công bằng và thấu tình đạt lý sẽ truyền cảm hứng và tạo động lực cho nhân viên và giúp nhận diện các rắc rối một cách hiệu quả nhất.
Tin tưởng ở nhân viên
Nhân viên của bạn là những người chăm chỉ, có trách nhiệm, có năng lực. Vậy thì hãy đặt lòng tin ở họ. Lòng tin ấy sẽ là động lực để họ làm việc và cũng chính là thước đo sự xuất sắc của nhà quản lý như bạn.
Đặt ra mục tiêu
Hỗ trợ cho nhân viên kiến thức, công cụ trong công việc để họ phát huy tối đa khả năng. Rồi họ sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và rất có thể sẽ vượt cả tiêu chuẩn của bạn đặt ra. Những lời động viên, khích lệ, những định hướng đúng đắn sẽ giúp họ có động lực làm việc và cống hiến
Dẫn dắt nhân viên
Hãy tạo ra thử thách trong công việc để đánh giá năng lực nhân viên của bạn. Nhưng hãy chắc chắn rằng, họ không bị quá tải. Một môi trường làm việc ổn định, chuyên nghiệp và có tổ chức sẽ là nơi mà mọi người cảm thấy dễ chịu và cống hiến hết mình. Việc của bạn là uy quyền và giao nhiệm vụ cho phù hợp đồng thời phát huy được sở trường của nhân viên.
Thấu hiểu nhân viên
Là sếp, bạn có quyền la mắng, ra lệnh cho nhân viên và muốn người khác phải phục tùng. Tuy nhiên, dù bạn có ở vị trí bề trên đi chăng nữa, bạn cũng không nên thể hiện uy quyền một cách quá mức. Một nhà quản lý giỏi là phải biết “thu phục nhân tâm”, hiểu rõ công việc, lắng nghe , chia sẻ với nhân viên của mình chứ không phải lúc nào cũng “thét ra lửa”.
Tinh thần trách nhiệm cao
Bạn lãnh đạo cả một công ty hay một nhóm nhân viên nên tinh thần trách nhiệm là yếu tố đầu tiên để trở thành một leader giỏi. Đừng đổ lỗi cho người khác hay bắt họ phải gánh trách nhiệm thay mình. Bạn nên nhớ rằng, để được nhân viên tôn trọng,nể phục và gần gũi, bạn cần có tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng chịu trách nhiệm khi mắc lỗi hoặc xử lý khi nhân viên mắc lỗi.
Nha Trang

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.