Đối diện với khó khăn, bạn cảm thấy bị cô lập? Hãy nhờ đến sự trợ giúp của bạn bè và người thân.
-
1
Suy nghĩ rõ ràng
Bạn cần hiểu rõ điều quan trọng nhất với bạn là gì, và nỗ lực thực hiện nó bằng mọi cách. Sau này, dù kết quả thế nào, thậm chí không thành công như mong đợi, bạn cũng thấy thoải mái và không phải nghĩ đến hai chữ hối hận.
-
2
Tâm sự với bạn bè
Đối diện với khó khăn, bạn cảm thấy bị cô lập? Bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của bạn bè và người thân. Một cuộc điện thoại ngắn với cô bạn/cậu bạn chí cốt sẽ giống như liều thuốc an thần vậy, tiếp thêm cho bạn rất nhiều sức mạnh.
-
3
Loại trừ căn nguyên gây áp lực
Nếu bạn nhận thức được rằng, sự thất vọng, chán nản đến từ xung đột với đồng nghiệp, vậy bạn hãy nỗ lực hàn gắn mối quan hệ, làm cho nó trở nên tốt đẹp hơn, mọi chuyện sẽ ổn.
-
4
Chuyển hướng suy nghĩ
Mỗi ngày chúng ta đều gặp phải một vài chuyện không hay ho gì. Lúc ấy, bạn đừng tập trung sự suy nghĩ của mình vào nó, hãy chuyển hướng sang vấn đề khác dễ chịu hơn, như nghe nhạc, đi dạo, mua sắm… Đợi đến lúc tâm trạng thoải mái, lật lại vấn đề rồi giải quyết sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
-
5
Chú ý không gian sống
Bạn có biết, tường màu đỏ dễ nảy sinh hưng phấn, kích thích cơ thể sản sinh hormone căng thẳng? Những đứa trẻ thường thích nô đùa trong căn phòng sơn màu vàng? Một căn phòng sơn màu tường xanh nhạt dễ mang lại sự ổn định nhất cho cảm xúc.
-
6
Học cách lắng nghe
Đừng bao giờ cho rằng bạn luôn hiểu đối phương nghĩ gì nên không cần phải nghe hết những gì người ấy nói. Chăm chú lắng nghe chính là cách giảm thiểu hiểu nhầm không đáng có, từ đó tránh được xung đột và những chuyện không hay.
-
7
Lên thời gian biểu cụ thể
Nếu bạn luôn rơi vào tâm trạng mệt mỏi vì thiếu thời gian để làm việc này việc kia, vậy hãy lên thời gian biểu cụ thể cho từng ngày, từng tuần, hoặc chịu khó dậy sớm hơn 15 phút so với bình thường, bạn sẽ thấy mọi chuyện tốt hơn rất nhiều.