Lá chanh thanh nhiệt, mát gan: Không nhiều người biết lá chanh có tác dụng mát gan. Để có bài thuốc này, cần 12g lá chanh khô, 12g lá gai khô và 12g lá cối xay. Sắc hỗn hợp này từ 3 bát nước xuống còn 1 bát nước. Uống ngày 2 bữa: sáng và tối sau khi ăn. Uống liên tục trong 2 tuần sẽ nhận được kết quả.
Lá chanh giảm sưng đau do mụn nhọt: Sử dụng lá chanh khô, lá gai tầm xoong và tinh tre, mỗi loại 10g, tán thành bột khô, rắc lên những vết thương do mụn và băng lại trong vòng 10 phút sẽ cảm nhận được sự khô và bớt sưng của vết thương.
Lá chanh chữa cảm không ra mồ hôi: Cảm không ra mồ hôi thường lâu và hay để lại biến chứng. Điều cần làm là để cơ thể tiết mồ hôi trở lại để thải độc tố. Để làm được điều này, cần 10g lá chanh tươi, sắc lấy nước uống trong ngày. Hoặc muốn tăng hiệu quả, ngoài lá chanh, có thể sử dụng thêm lá cúc tần, lá bưởi, vỏ quýt, lượng bằng nhau sắc uống trong ngày.
Hỗ trợ điều trị hen phế quản: Lá chanh khô 35g, dây tơ hồng 15g, tất cả sao vàng sắc với 3 bát nước, lấy 1 bát, ngày uống 2-3 lần. Dùng liên tục trong 10 ngày.
Giảm sưng đau do mụn nhọt (chưa có mủ): Lá chanh 10g, lá gai tầm xoọng 8g, tinh tre 10g. Phơi khô, tán bột. Rắc lên nơi tổn thương có mụn nhọt rồi băng lại trong khoảng 8 -10 phút. Ngày làm 2 lần. Bài thuốc này giúp mụn nhọt giảm sưng đau nhanh chóng.
Làm mượt tóc: Lá chanh, lá bưởi, hương nhu (các vị đều tươi), mỗi vị 30g, rửa sạch nấu nước, để ấm gội đầu. Tuần gội 1 lần.
Chữa đầy bụng, bí tiểu ở trẻ em: Có thể lấy lá chanh giã nát, hấp nóng, đắp vào rốn.
Bảo vệ răng: lấy 40 gr lá chanh tươi, đun cách thủy lấy nước. Ngày ngậm 2-3 lần, mỗi lần 5-10 phút, sau 3-5 ngày làm răng chắc hơn.
Nguồn: Theo Phununews
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.