Chưa ai từng được bơi thuyền ở thế giới khác, nhưng Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (Nasa) đang tính chuyện bơi thuyền trên mặt trăng Titan của sao Thổ.
Mục đích của sứ mệnh là nhằm tìm ra manh mối về khí hậu và dấu hiệu của sự sống nơi đây.
Bề mặt Titan có nhiều hồ, giống bề mặt trái đất, nhưng các hồ này không có nước mà chứa đầy hỗn hợp mêtan và êtan. Trên trái đất thì hai chất này ở dạng khí, nhưng trên bề mặt Titan thì chúng ở dạng lỏng, vì nhiệt độ nơi đây là -180°C.
Nasa đang xem xét gửi một tàu thăm dò lên thám hiểm những hồ này. Họ đã đặt tên cho sứ mệnh này là Tintan Mare Explorer (TiME), với ba ứng cử viên đang thi đua để được tham gia sứ mệnh vào năm 2016. TiME được nhà khoa học Ellen Stofan ở Viện nghiên cứu Proxemy dẫn đầu.
Nasa sẽ gửi một tàu thăm dò hình đĩa bay lên thăm dò bề mặt Titan. (Nguồn: Newscientist).
Vào năm 2023, sau chuyến bay 7 năm cất cánh từ trái đất, TiME sẽ hạ xuống một hồ ở phía bắc của mặt trăng Titan. Được cung cấp năng lượng từ pluton, con tàu sẽ duy trì trên mặt hồ để tiến hành thu thập dữ liệu trong 3 tháng. Titan là nơi duy nhất trong hệ mặt trời dường như có chu kỳ nước tương tự của trái đất, khi nước trên bề mặt được cung cấp bởi mưa hydrocarbon, rồi nước trên bề mặt lại bay hơi để tạo thành mưa.
TiME sẽ giúp làm rõ chi tiết về chu kỳ này trên mặt trăng Titan bằng cách đo nhiệt độ, độ ẩm và gió trên bề mặt hồ. Nếu may mắn, đây sẽ là con tàu đầu tiên trải nghiệm mưa ở thế giới khác. TiME cũng sẽ phát hiện bất kỳ yếu tố hóa học nào khác lạ hay sự sống nào trong hồ.
Nhưng để bay được lên Titan, TiME sẽ phải hoàn thành hai sứ mệnh được đề xuất khác, bao gồm sứ mệnh đo địa chấn trên sao Hỏa và bay trên bề mặt một sao chổi.
Theo Đất Việt