Vậy, những người thế nào thì được gọi là khó tính? Bạn có thể tham khảo một số tính cách điển hình dưới đây để soi chiếu xem đồng nghiệp của bạn nằm ở nhóm “khó tính” nào.
Nhóm kiêu ngạo
Nhóm người này luôn luôn cho rằng mình là người tài giỏi và họ cũng không thích giúp đỡ người khác. Ngoài việc không giúp đỡ người khác họ còn có thái độ coi thường đồng nghiệp.
Nhóm than thở
Nhóm này luôn luôn mở miệng ra là kêu gào, than thở, tiêu cực. Xung quanh họ một vấn đề rất nhỏ cũng có thể biến thành một vấn đề lớn, theo chiều hướng rất tồi tệ.
Nhóm quá khắt khe
Nhóm này thường xuyên “áp tải” công việc của bạn. chăm chăm theo dõi và chỉ chờ bạn làm việc không hiệu quả là bạn sẽ lập tức hứng chịu đủ thứ chỉ trích.
Nhóm “tự kỉ”:
Với nhóm người “tự kỉ” này khó có thể giao phó một công việc gì cho họ vì họ sẽ lờ đi các lời đề nghị, họ luôn bị lỡ các deadline hoặc thậm chí bất mãn nếu như ai đó bắt họ phải tham gia. Họ chỉ thích một mình một kiểu và có thái độ bất hợp tác, không muốn làm việc nhóm.
Nhóm “nói một đằng làm một nẻo”
Nhóm người này thường làm không đúng như những gì họ nói. Và thường thì họ không bao giờ nhiệt huyết với một việc gì cả.
Nhóm “gió thổi chiều nào theo chiều ấy”
Nhóm này dường như không cần quan tâm đến bất cứ điều gì và thậm chí là cả hiệu quả công việc của họ. Sếp bảo sao thì họ sẽ làm vậy, và nếu đạt hiệu quả hay không thì cũng không phải lỗi ở họ vì họ sẽ lựa theo ý kiến số đông để giải quyết lỗi lầm của mình. Đây là nhóm người không có chính kiến.
Những nhóm người trên là điển hình của nhóm “khó tính” trong môi trường làm việc. Thực tế thì việc họ bị xếp vào nhóm “khó tính- khó ưa” là bởi vì họ thường không làm cho chúng ta thỏa mãn, chính vì thế ta cho rằng họ khó tính. Vậy, thay vì khó chịu với họ, bạn có bao giờ nghĩ mình nên học cách sống chung với kẻ thù?
Hãy cùng tham khảo một vài phương pháp “dĩ hòa vi quý” dưới đây để có được kết nối tốt với đồng nghiệp, ngay cả những đồng nghiệp khó ưa nhất!
Ngưng phán xét
Nếu bạn gặp những đồng nghiệp có tính cách như thế này, bạn nên gặp họ và nói trực tiếp vấn đề. Tuy nhiên, mọi người thường ít khi trao đổi trực tiếp mà lại dùng cách nói sau lưng người khác: “tôi không thích nói chuyện với anh ta/cô ta. Anh ta/ cô ta là người không biết tiếp thu”.
Nếu bạn không thể nói chuyện với họ hoặc chưa từng nói chuyện, tốt hơn hết bạn không nên có những lời kích động hoặc chọc tức họ như vậy. không phát xét một cách chủ quan khi bạn chưa cố gắng để kết nối với họ.
Giữ bình tĩnh
Khi nói chuyện với những người “khó tính” mà họ không chịu tiếp thu, bạn thường có xu hướng “bốc hỏa” và cáu nhặng lên vì thái độ của họ.
Nhưng hãy hít một hơi thật sâu và thở ra từ từ trước khi nóng giận, hãy hỏi mình “mình đang muốn câu chuyện này đi về đâu?”. Cái kết không phải là cả hai cùng tức giận và “fail” mọi thứ. Hãy giữ bình tĩnh, đó là tâm thái duy nhất khiến bạn khác họ.
Sự thật là nhiều người không đến nỗi khó tính quá. Bạn càng chia sẻ với họ, họ càng hiểu vấn đề hơn. Do đó, cách tốt nhất là kiềm chế bản thân và xét đến những phản ứng của bạn thay vì đối phó lại.
Đừng mong họ sẽ vì bạn mà thay đổi
Đã bao nhiêu lần bạn nghĩ rằng “liệu cô ấy thông cảm hơn, lạc quan hơn hoặc tin tưởng hơn không?
Bạn đừng nghĩ đến điều đó đơn giản là vì những người bạn cho là khó ưa ấy không phải chủ tâm làm bạn khó chịu, cho nên cách tốt nhất là hiểu sự thay đổi của họ để bạn có cách nghĩ và ứng xử phù hợp hơn.
Tiếp cận với mỗi tình huống theo cách khác nhau
Tránh đưa ra những quyết định hoặc lời nói trước khi bạn làm một việc gì đó mà chưa cân nhắc kỹ. Hãy thực sự lắng nghe những điều mà người khác nói và nên nghĩ thoáng quan điểm. Khi mọi người cảm nhận được sự giúp đỡ của bạn, họ sẽ sẵn lòng cộng tác với bạn.
Phản ứng đầu tiên của chúng ta khi gặp những người này thường rất dễ cáu gắt, và xung đột. Khi ai đó đưa ra những yêu cầu không thực tế, chúng ta có thể phát ra những lời lẽ bực tức như “Cái đó không làm được!” hoặc “Không thực tế!”. Tất nhiên điều đó chỉ làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn mà thôi!
Thay vào đó, bạn hãy hiểu những mong muốn của họ và yêu cầu hợp tác vào những lần tiếp theo.
Đừng tự bắt mình trở thành một người khó tính
Thật dễ dàng nhận ra một người khó tính nhưng đã bao nhiêu lần bạn nhìn vào gương và nhận thấy rằng mình cũng là một trong những người khó tính đặc biệt là khi bạn bị sức ép hoặc căng thẳng?
Hãy nhận ra những việc bạn làm
Có trách nhiệm với những hành động của mình chứ đừng nhìn đến những mặt xấu để bạn không trở thành một người khó tính như những người bạn đang cần đối phó.
Bằng cách thay đổi thái độ và tiếp cận với những người khó tính, bạn sẽ có được sự thông cảm, xây dựng tốt các mối quan hệ và cảm nhận mọi thứ tốt hơn.
Hãy chú ý đến cách ứng xử của bạn trong các tình huống để tạo một môi trường làm việc hòa hợp, để khi ai đó than vãn với bạn về một đồng nghiệp khó tính, bạn cũng có thể mỉm cười và nói rằng “Nơi làm việc của tôi không gặp phải những trường hợp như thế!”.
Phương Triệu
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.