Làm gì khi bé bị vàng da?

0
103
Làm gì khi bé bị vàng da?

Bạn đã biết cách chăm sóc bé yêu nhà mình khi bé bị vàng da hay chưa? Đây không phải là bệnh nhưng sẽ mang đến nguy hiểm thực sự nếu không chăm sóc bé đúng cách .

Nguyên nhân của bệnh vàng da

Trước tiên mẹ cần nắm được nguyên nhân của bệnh vàng da để hiểu và từ đó biết được cách chăm sóc bé

– Vàng da do nhiễm khuẩn

– Vàng da do virus

– Vàng da do thiếu tháng

– Vàng da do sữa mẹ

– Vàng da do bất đồng yếu tố nhóm máu với mẹ

. . .

Vàng da là chứng bệnh có thể gây ra nguy hiểm với tính mạng trẻ

Làm gì khi bé bị vàng da

Với chứng vàng da sinh lý, nó sẽ tự hết sau 7-10 ngày và không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé . Bé vẫn sẽ ăn ngủ tốt và lên cân đều .

Với chứng vàng da bệnh lý, sẽ nguy hiểm hơn nếu như không được điều trị kịp thời . Do đó, cha mẹ cần phải có những phương pháp chăm sóc bé tốt hơn.

– Theo dõi bé liên tục xem phạm vi vàng da có mở rộng hay không bằng cách soi dưới đèn hoặc ánh nắng mặt trời hàng ngày . Dùng tay ấn xuống các vùng da trên cơ thể của bé để xác định chỗ vàng da trên cơ thể .

– Thay đổi chế độ ăn cho phù hợp và cân đối . Cần bổ sung chất đạm như cá, thịt, cua . . . để tăng thêm chất sắt, ăn nhiều các loại củ, quả,trái cây có màu đậm . . .

– Tăng cường cho bé bú mẹ để nâng cao sức đề kháng trong cơ thể .

– Các bậc cha mẹ hãy cho bé đến các cơ sở y tế ngay khi thấy da của bé càng ngày càng bị vàng nhiều hơn và rõ hơn, vàng từ da mặt cho đến lòng trắng của mắt, lan xuống vùng bụng, cánh tay hoặc chân của bé . Cảm thấy bé có dấu hiệu chậm chạp, khó thức dậy, bé rất biếng ăn và kén chọn đồ ăn, kèm theo đó là hay quấy khóc và có dấu hiệu của sốt . Tại bệnh viện, bé sẽ được chữa trị theo phương pháp chiếu đèn, thay máu nếu như bé có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh bởi hàm lượng chất bilirubin trong máu quá cao.

– Có thể cho bé sưởi dưới ánh nắng mặt trời nhẹ buổi sáng, khoảng 20 phút trước 8 giờ mỗi ngày để các chất bilirubin sẽ bị biến thành các chất không độc và được thải nhanh ra khỏi cơ thể của bé bằng đường tiêu hóa hoặc đường nước tiểu .

Đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời

Khi bé bị vàng da, mẹ cần theo dõi bé kỹ lưỡng và nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ . Có sự can thiệp càng nhanh thì chứng bệnh này sẽ càng mau khỏi và hạn chế được nguy cơ biến chứng cao.

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.