Nguyên nhân gây nên bệnh viêm phế quản có thể do dị ứng với phấn hoa, hít phải các chất kích thích như khói thuốc, sợi bông hoặc len và nguyên nhân chính là sự thay đổi thời tiết thất thường những ngày giao mùa.
Triệu chứng của bệnh viêm phế quản là gì?:
Trẻ gặp khó khăn khi thở, thở ngắn, thở gấp và không thở được.
Hơi thở nặng nhọc hơn bởi trẻ phải thở cả bằng miệng.
Giọng của trẻ không như trước mà khàn tiếng hơn, khò khè hơn
Bé ho nhiều và xuất hiện đờm hơn. Đờm ở cổ họng, đờm ở mũi và khiến bé lúc nào cũng sụt sịt khó chịu.
Cha mẹ cần phải để ý khi thấy đờm của trẻ có màu vàng trắng. Nếu như đờm của bé đã đến màu này thì tức là trẻ đã bị nhiễm trùng thứ cấp rồi. Đừng chần chừ nữa mà hãy ngay lập tức cho trẻ ra cơ sở y tế ngay để được khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Lúc này, người lớn không nên khiến trẻ cáu kỉnh vì khi đó trẻ sẽ hét to, việc hô hấp sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều lần và sức khỏe của bé sau này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chăm sóc cho trẻ bị viêm phế quản như thế nào?
Vào ban đêm đêm phải đảm bảo trẻ luôn được giữ ấm, những ngày thời tiết lạnh không được thân nhiệt của trẻ thấp.
Chế độ dinh dưỡng của trẻ phải luôn được chú ý để tăng sức đề kháng, bổ sung nhiều nước và rau tươi. Khi nấu thức ăn cho trẻ, người lớn nên chia thành nhiều bữa nhỏ và nấu dạng lỏng để trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn bởi trẻ viêm phế quản sẽ rất khó hấp thụ chất dinh dưỡng..
Khi nhiệt độ cơ thể bé cao quá thì hãy làm mát cơ thể bé ngay, tránh để thân nhiệt bé ngày càng cao hơn, nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
Làm gì để trẻ tăng cường sức đề kháng – phòng bệnh đường hô hấp ở trẻ?
– Trẻ cần phải được bú mẹ thường xuyên trong vòng 2 năm, đặc biệt là 6 tháng đầu đời.
– Trẻ cần phải uống thật nhiều nước và phải tăng cường thật nhiều rau xanh cho trẻ cũng như chất dinh dưỡng vitamin khác.
– Không được bỏ bất cứ mũi tiêm nào trong chương trình Tiêm chủng quốc gia, đó là quyền lợi của trẻ.
– Phải giữ gìn thật sạch sẽ và vệ sinh cơ thể của trẻ, đặc biệt mà họng.
– Không được cho trẻ ăn quá nhiều đồ lạnh, kể cả trong những ngày nóng nực.
– Nhà cửa phải luôn được sạch sẽ và không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
– Trong mùa dịch bệnh tránh để trẻ đi ra ngoài và tiếp xúc với những chỗ đông người. Nếu tiếp xúc cần phải đeo khẩu trang.
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.