7 cách dưới đây sẽ giúp bạn cân bằng để luôn cảm thấy tràn đầy sinh lực.
1. Tập thể dục
Bữa sáng được coi là “bữa ăn của vua” vì nó là bữa ăn quan trọng nhất, cung cấp năng lượng để các cơ quan trong cơ thể “khởi động” cho một ngày làm việc. Dù bạn bận rộn đến đâu thì cũng nên cố gắng chuẩn bị một bữa sáng đa dạng, phối hợp đủ các thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung đầy đủ protein (như: trứng, sữa, sản phẩm từ đậu nành, đậu phộng, bơ, cá, thịt nguội…) và chất xơ (rau xanh, hoa quả…) để đảm bảo sức khỏe.
– Bạn có thể tham khảo một trong các thực đơn sau:
– Một tô phở + rau giá/rau thơm.
– Mì ăn liền nấu với thịt, cà chua, rau cải thêm một chút dầu ăn.
– Bánh ngọt/ Bột ngũ cốc + Sữa + Trái cây (Chuối, táo…)
– Bánh mỳ + Đồ nguội (Thịt lợn muối xông khói, xúc xích và giăm bông) + Sữa + Trái cây
3. Làm đẹp trước khi ra khỏi nhà
Không chỉ phụ nữ mới có thói quen trang điểm và diện quần áo đẹp khi ra khỏi nhà. Những người đàn ông biết đầu tư và chăm chút cho vẻ bề ngoài của mình khi ra ngoài cũng có tinh thần thoải mái và làm việc hiệu quả hơn, một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho biết. Vì vậy, trang điểm nhẹ nhàng, xịt một chút nước hoa, bôi gel tạo kiểu tóc, cạo râu nhẵn nhụi, hay mặc một bộ đồ ưng ý cũng là một trong những bí quyết giúp bạn hào hứng hơn trước khi bắt đầu một ngày làm việc căng thẳng.
4. Dành thời gian để “thở”
Bạn không nên ngồi ì một chỗ trước máy tính hoặc tập trung quá lâu vào một việc. Cứ 30 phút một lần hãy nghỉ ngơi trong chốc lát. Bạn có thể đứng dậy ra ngoài ngắm cây xanh, hít thở không khí trong lành nếu khu vực làm việc của bạn có môi trường tốt. Bạn cũng có thể ngồi tại chỗ và thực hiện bài tập thở sau để giúp tuần hoàn máu, tinh thần nhẹ nhàng thoải mái hơn:
– Ngồi trên ghế cứng, giữ thẳng lưng hoặc đứng thẳng, nhắm mắt trong 2-3 giây.
– Thả lỏng cơ bụng làm cho nó phình ra, toàn thân cũng thả lỏng.
– Sau đó hít hơi, bụng dùng sức thót lại, hít đến khi nào không hít được nữa mới thôi.
– Tiếp đó thả lỏng phần vai phình bụng từ từ thở ra, làm đi làm lại như vậy 2-3 lần nhẹ nhàng.
Nếu làm việc ở văn phòng, bạn có thể làm vài động tác đơn giản như giơ chân lên cao rồi làm động tác như đạp xe đạp; nhấn các đầu ngón chân chạm đất và nhún lên xuống nhịp nhàng; vẽ hình số 8 trên mặt đất bằng đầu ngón chân cái; đan các ngón tay vào nhau rồi kéo căng; nhắm mắt hoặc tắt màn hình máy tính…
5. Dùng “chất kích thích”
“Chất kích thích” này là cà phê và trà. Sau giấc ngủ trưa hoặc thời điểm cảm thấy đầu óc căng thẳng, bạn nên tự thưởng cho mình một đến hai tách cà phê hoặc trà. Chất caffein trong đồ uống này sẽ giúp kích thích vùng hưng phấn ở não khiến bạn tỉnh táo và hào hứng hơn. Nên nhớ là bạn không nên lạm dụng cà phê và trà, hãy sử dụng điều độ vào vừa phải để chúng đem lại lợi ích cho sức khỏe của bạn.
Ngoài ra bạn cũng đừng quên bổ sung đầy đủ nước, khoảng từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. (bao gồm cả lượng nước từ rau, củ quả bạn ăn trong ngày hay trà hoặc cà phê, sữa…)
6. Ăn hai… bữa trưa
7. Ngủ trưa
Một giấc ngủ trưa ngắn (từ 10-30 phút) không chỉ giúp bạn phục hồi sức khỏe sau thời gian làm việc buổi sáng mà còn có thể giúp bạn làm việc sáng tạo hơn, ghi nhớ lâu hơn và lưu giữ thông tin tốt hơn trong thời gian làm việc buổi chiều.
Nhà nghiên cứu Matthew Walker, ở ĐH California (Mỹ), nhấn mạnh: “Ngủ không chỉ là cho cơ thể mà nó còn rất tốt cho não bộ”, theo một nghiên cứu của ông và các cộng sự, những người thường xuyên ngủ trưa thường có trí nhớ tốt hơn, phản xạ tỉnh táo và nhanh nhẹn hơn những người bỏ qua việc ngủ trưa.
Một lưu ý nhỏ với bạn là nên chọn nơi yên tĩnh để có giấc ngủ trưa ngắn nhưng sâu, tuyệt đối không nên ngủ ngồi trên ghế hoặc gục mặt xuống bàn ngủ tranh thủ, điều đó sẽ khiến cho bạn thêm mụ mị và mệt mỏi.
p{ line-height: 1.5; margin-bottom: 10px; }