Dựa vào đâu mà các nhà khoa học biết được màu da, hình dạng khuôn mặt, hành vi tập tục của khủng long chỉ nhờ những bộ xương hóa thạch nhỉ?
Khủng long đã thống trị Trái đất trong hàng triệu năm trước khi bị tuyệt chủng bởi một số nguyên nhân mà đến nay khoa học thực sự cũng chưa dám khẳng định chính xác.
Nhưng tạm bỏ qua chuyện này mà đến với một câu hỏi khác thực tế hơn. Làm thế nào các nhà khoa học có thể khẳng định và tái hiện lại hình ảnh khủng long rõ đến từng chi tiết: màu sắc, tập tính… trong khi thứ còn sót lại chỉ là những bộ xương hóa thạch khổng lồ? Hãy thử tìm hiểu xem sao.
Xác định màu sắc của khủng long
Chắc chắn là nếu chỉ nhìn vào bộ xương, không ai có thể biết được màu sắc của sinh vật đã tuyệt chủng từ hàng trăm triệu năm trước như thế nào. Tuy nhiên, không phải là không có cách.
Trong các nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã khám phá và phân tích bằng chứng hiếm hoi về các sắc tố được tìm thấy trong hóa thạch của một số loài khủng long biển có tên là ichthyosaur.
Loài Ichthyosaur này có hình dạng cơ thể giống như loài cá heo hiện tại.
Loài Ichthyosaur này có hình dạng cơ thể giống như loài cá heo hiện tại, trừ việc chúng sở hữu một lớp da thô sần và có màu đen, tối hơn da cá heo.
Bên cạnh đó, sắc tố màu tối ở khủng long cũng đã được nhắc đến trên một nghiên cứu khác, lần này là trên lớp lông vũ bao phủ phần đuôi của loài Sinosauropteryx, một loài khủng long ăn thịt nhỏ.
Khủng long có một làn da tối màu chứ không sặc sỡ như các loài công, vẹt ngày nay.
Ngoài ra, sau khi nghiên cứu trên hóa thạch của một số loài khác, các nhà khoa học cũng tìm được sắc tố màu tối tương tự. Điều này cho thấy, dù chưa thể kết luận chính xác màu sắc của từng loài khủng long, nhưng ta có thể chắc chắn một điều: khủng long có một làn da tối màu chứ không sặc sỡ như các loài công, vẹt ngày nay.
Có vẻ như điều này chính là lời lý giải cho việc ta vẫn nhìn thấy trên các bộ phim, mỗi loài khủng long có màu sắc riêng như xanh lá cây, đỏ, xanh nước biển… nhưng màu sắc của chúng đều mang chung một sắc thái tối.
Khủng long kêu như thế nào?
Bên cạnh công cuộc tái hiện màu da khủng long, các nhà khoa học còn nghiên cứu cách để xác định tiếng kêu của loài bò sát này.
Khoa học vẫn chưa thể tái hiện lại chính xác tiếng kêu của khủng long.
Tuy nhiên, sự thực là cho đến nay, khoa học vẫn chưa thể tái hiện lại chính xác tiếng kêu của khủng long. Những tiếng gầm oai vệ của khủng long bạo chúa Tyrannosaurus Rex mà bạn đã được nghe trong Công viên kỷ Jura đều chỉ là… sản phẩm hư cấu level max của các nhà làm phim.
Cụ thể hơn, tiếng gầm của T.Rex trong phim thực chất chỉ là hỗn hợp từ nhiều loại âm thanh, trong đó chủ yếu là tiếng voi rú được làm chậm lại để tạo ra sự dũng mãnh của khủng long bạo chúa.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang tích cực nghiên cứu cách tái hiện lại tiếng kêu của các loài khủng long.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang tích cực nghiên cứu cách tái hiện lại tiếng kêu của các loài khủng long. Trong đó phương pháp được coi là khả dĩ nhất tính đến thời điểm hiện tại là dựa trên việc không khí thổi qua hộp sọ khủng long.
Việc thổi không khí qua hộp sọ sẽ giúp các nhà khoa học quan sát đường thoát ra của không khí qua lỗ mũi, từ đó kết hợp với độ dài đốt sống cổ làm tiền đề cho các phương pháp tiếp theo, giúp xác định một cách chân thực nhất tiếng kêu của các loài khủng long.
Và cách khủng long di chuyển?
Đây là một trong những việc đơn giản nhất trong quá trình tái hiện lại hình ảnh khủng long. Dù đã bị “xóa sổ” hoàn toàn khỏi mặt đất, nhưng khủng long vẫn để lại những dấu chân khắp nơi trên Trái đất.
Dù đã tuyệt chủng lâu, nhưng dấu vết của khủng long vẫn có ở khắp nơi trên thế giới.
Với những dấu chân thu được, các nhà khoa học sẽ có rất nhiều cơ sở để kết luận về cách di chuyển, cũng như khối lượng của khủng long.
Độ lõm của vết chân sẽ khiến khủng long bị “lộ” cân nặng, khoảng cách giữa 2 bàn chân trong quá trình di chuyển tiết lộ tốc độ hay sự chênh lệch độ phẳng trên bàn chân cho thấy hình dạng của bàn chân và phương pháp mà khủng long di chuyển.
Các nhà khoa học sẽ có rất nhiều cơ sở để kết luận về cách di chuyển của khủng long.
Thậm chí, một số dấu vết khiến cho các nhà khoa học đặt giả thuyết về sự tồn tại của một “màn dạo đầu thời tiền sử” – khi các loài khủng long đến thời kỷ sinh đẻ tìm được bạn tình và thực hiện các bước “ve vãn”.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của khủng long trên các bộ phim tài liệu, hay các bộ phim điện ảnh dù rất đẹp mắt, nhưng mọi thứ hiện mới chỉ dừng ở mức phỏng đoán và chưa được xác thực 100%.
Mọi thứ hiện mới chỉ dừng ở mức phỏng đoán và chưa được xác thực 100%.
Dù vẫn chỉ đang trong giai đoạn nghiên cứu và chưa đạt được kết quả hoàn chỉnh, nhưng các nhà khoa học vẫn đang không ngừng nỗ lực trong việc tái hiện tất tần tật các loài khủng long.
Những bằng chứng và tiến độ nghiên cứu gần đây đang cho thấy một tín hiệu khả quan về công việc đặc biệt này.
Việc tái hiện thành công hình ảnh khủng long một cách chân thực là tiền đề quan trọng trong việc tái sinh khủng long “bằng xương bằng thịt” trong tương lai.